-
Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 -
Kon Tum: Kiên quyết thu hồi, chấm dứt dự án điện chậm tiến độ -
Sôi động thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -
Cần Thơ đề ra nhiệm vụ, giải pháp cấp bách đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III -
Kiến nghị bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM
Theo thông tin Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn có được trước thời điểm ký kết, SRF sẽ chuyển nhượng 1.338.000 cổ phiếu, tương ứng 16,45% cổ phần và sắp xếp để TOC mua 3,55% cổ phần từ các cổ đông lớn, nâng cổ phần sở hữu của TOC tại SRF lên 20%.
Searefico là nhà thầu đứng đầu tại Việt Nam về cơ điện công trình. (Ảnh: Lê Toàn) |
Đây là khoản chuyển nhượng cổ phần lớn nhất của SRF và TOC là đối tác chiến lược nước ngoài lớn nhất của SRF cho đến thời điểm này.
Mặc dù không tiết lộ giá bán cụ thể, nhưng nguồn tin từ Searefico cho biết, giá bán cao hơn giá giao dịch trên thị trường hiện tại của SRF và không thấp hơn mức 40.000 đồng/cổ phiếu.
Đổi lại, TOC sẽ hỗ trợ SRF như một đối tác chiến lược để mở rộng lĩnh vực kinh doanh của SRF ra nước ngoài, như Campuchia, Lào, Myanmar và Ấn Độ. Bên cạnh đó, TOC sẽ tích cực hỗ trợ kỹ thuật và tiếp thị để SRF tiếp cận các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam, tối đa hóa cơ hội thắng thầu cho các gói M&E (cơ điện công trình) cũng như các dự án chìa khoá trao tay.
Ông Lê Tấn Phước, Tổng giám đốc Searefico cho biết: “Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sẽ mở ra thêm nhiều hình thức hợp tác hiệu quả giữa hai bên.
TOC sẽ đào tạo kỹ thuật và giúp SRF và nâng cao năng lực quản lý dự án theo chuẩn mực quốc tế. Thông qua các dự án của nhà đầu tư Nhật Bản, trình độ kỹ thuật, kỹ năng quản lý và tính kỷ luật của đội ngũ công nhân, kỹ sư của SRF sẽ từng bước được nâng cao. Sự tham gia của TOC còn giúp tăng thêm thuận lợi để SRF có thể thắng thầu các dự án trị giá hàng trăm triệu USD do công ty Nhật Bản đầu tư”.
Theo ông Phước, đây là một thị trường rất lớn, nhưng lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận bởi tính liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản. Ông Phước cho biết, ngay trong quá trình xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược, TOC đã xúc tiến gặp gỡ, kết nối và giới thiệu SRF với các nhà thầu chính Nhật Bản có dự án tại Việt Nam, cũng như hàng loạt tên tuổi lớn, các nhà đầu tư Nhật tại các khu công nghiệp trên toàn quốc.
Ông Kenichi Mizutani, Giám đốc Phát triển kinh doanh của TOC cho rằng, việc kết hợp với một đối tác tương đồng và đáng tin cậy như SRF sẽ mở rộng cơ hội trên thị trường châu Á, đồng thời đây cũng là cách đầu tư nhanh chóng và hiệu quả hiện nay. Việc TOC tham gia các hoạt động hỗ trợ SRF cũng giúp TOC được hưởng lợi trực tiếp từ cổ tức và giá trị tăng thêm của cổ phiếu SRF. Mặt khác, TOC vẫn còn nguyên các cơ hội tham gia trực tiếp các dự án lớn tại Việt Nam. Với các dự án ngoài khả năng của SRF, thì TOC sẽ đấu thầu trực tiếp và SRF sẽ là nhà thầu phụ cung ứng nhân lực và vật tư khai thác trong nước.
“Việc tìm kiếm một công ty phù hợp với phương thức đầu tư chiến lược của TOC là rất quan trọng. Theo dõi quá trình kinh doanh, thành công và vị trí dẫn đầu thị trường, Searefico hoàn toàn phù hợp với chiến lược đầu tư của chúng tôi", ông Mizutani nói.
Nhật Bản là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất. Gần đây đã có một sự chuyển động rất mạnh mẽ của dòng chảy đầu tư từ Nhật Bản vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bản Việt, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và các nước ASEAN liên tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc đầu tư mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm tỷ lệ 53% giá trị M&A của các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu loại trừ thương vụ thuần nước ngoài thì các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và ASEAN chiếm tới 85% giá trị M&A đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh các thương vụ “khủng” trong lĩnh vực ngân hàng (Bank of Tokyo-Mitsubishi UJF đầu tư vào VietinBank) và bảo hiểm (Sumitomo Life Insurance đầu tư vào Tập đoàn Bảo Việt), nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã và đang tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam ở những thị trường ngách chuyên sản xuất, kinh doanh một nhóm sản phẩm nhất định và các ngành phụ trợ.
Thùy Nhi
-
Nâng cấp 3,7 km luồng Hải Phòng để đón tàu trọng tải 30.000 DWT -
Kiến nghị bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM -
Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
Các dự án đầu tư ra nước ngoài lỗ, lãi ra sao? -
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51 -
Điện gió ngoài khơi sớm có chính sách cụ thể để tạo thêm 55.000 việc làm mới -
Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng mới đạt 47,29%, áp lực lớn trong quý cuối năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm
- VUS nhận cú đúp giải thưởng danh giá tại APEA 2024