Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 07 năm 2024,
Thép cán nóng Trung Quốc giá rẻ tiếp tục “đè” hàng sản xuất trong nước
Thanh Hương - 17/05/2024 09:41
 
Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng trong 4 tháng đầu năm, gấp 1,5 lần lượng sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu có thể gia tăng mạnh khi nhiều nước đưa ra các hàng rào hạn chế nhập khẩu thép từ Trung Quốc.

Theo dữ liệu từ Hải quan, tháng 4/2024, lượng thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục leo cao, đạt mức 890.000 tấn, gấp 1,5 lần lượng sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong số này, thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71%.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng thép cán nóng nhập khẩu về Việt Nam đã là 3,93 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 159% lượng sản xuất của toàn ngành sản xuất HRC trong nước. Trong đó, lượng nhập từ Trung Quốc chiếm 73% với 2,9 triệu tấn, gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2023.

DỮ LIỆU NHẬP KHẨU SO VỚI SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

Thời gian

Sản xuất trong nước (tấn)

Nhập khẩu (tấn)

Nhập khẩu so với sản xuất

Tháng 4/2024

590.000

890.000

151%

4 tháng 2024

2.500.000

3.930.000

159%

Trung Quốc

 

2.900.000

116%

Điều đáng nói, cùng là loại hàng thép cán nóng nhưng trong thời gian qua, Trung Quốc luôn bán rẻ hơn nhiều các quốc gia khác để xuất khẩu ồ ạt sang Việt Nam.

Cụ thể, giá nhập khẩu HRC từ Trung Quốc 4 tháng đầu năm luôn thấp hơn giá bình quân các thị trường khác từ 32-59 USD/tấn. Nếu so sánh riêng với thép HRC nhập từ Hàn Quốc, thép cán nóng từ Trung Quốc thấp hơn đến 123 USD/tấn.

TỔNG HỢP LƯỢNG NHẬP KHẨU THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

 
 

Tháng 4/2024

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024

Nước xuất khẩu

Lượng (Tấn)

Giá trị (USD)

Đơn giá TB (USD/

Tấn)

Tỷ lệ sản lượng 

Lượng (Tấn)

Giá trị (USD)

Đơn giá TB (USD/Tấn)

Tỷ lệ sản lượng

Trung Quốc

629.312

362.368.181

576

71 %

2.863.681

1.654.058.132

578

72,8%

Nhật Bản

87.307

51.016.928

584

10 %

298.317

172.414.705

578

7,6%

Ấn Độ

44.298

26.844.733

606

5 %

147.187

88.741.713

603

3,8%

Đài Loan

68.853

44.234.062

642

8 %

274.584

174.892.631

637

7,0%

Hàn Quốc

50.512

36.858.694

730

6 %

201.653

141.442.499

701

5,2%

Các nước khác

9.551

6.577.865

689

1 %

115.798

79.388.178

686

3,0%

Tổng

889.833

527.900.462

593

100 %

3.930.324

2.318.685.329

590

100%

Điều này cho thấy rõ ràng doanh nghiệp thép Trung Quốc đã cạnh tranh không lành mạnh, bán dưới giá thành. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiều doanh nghiệp thép HRC tại nước này đang đối mặt với khủng hoảng thừa.

Nhất là mới đây Mỹ mới đây đã công bố mức thuế mới được đánh giá là “cứng rắn” với lượng hàng hoá nhập khẩu trị giá 18 tỷ USD của Trung Quốc vì lý do “bảo vệ các ngành công nghiệp của Mỹ khỏi sự canh tranh không lành mạnh”.

Trong các mặt hàng được Mỹ áp mức thuế mới có một số mặt hàng là thép và nhôm với mức thuế mới tăng hơn 3 lần, từ 7,5% của hiện tại lên 25%.

Hay Thái Lan cũng đang điều tra, xem xét mở rộng các biện pháp chống bán phá giá mới với thép cán nóng Trung Quốc do thép nhập khẩu giá rẻ tràn ngập khiến doanh nghiệp thép xứ sở chùa Vàng chỉ sản xuất được 30% công suất, thấp hơn mức trung bình 58% của Đông Nam Á.

Theo ông Wirote Rotewatanachai, Chủ tịch Viện Sắt thép Thái Lan, việc để ngành thép Thái Lan thu hẹp sẽ là một vấn đề đối với an ninh quốc gia và cần bảo vệ ngành công nghiệp địa phương trong trường hợp xảy ra các vấn đề như gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là hiện nay đang có nhiều xung đột địa chính trị.

Các diễn biến mới về hàng rào xuất nhập khẩu trên thế giới này cũng được dự báo sẽ khiến nhiều sản phẩm thép Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh xuất khẩu vào Việt Nam để giải phóng hàng tồn kho. Điều này cũng đòi hỏi các cơ quan quan quản lý Nhà nước Việt Nam cần có các biện pháp “cứng rắn” để ngăn chặn tình trạng đi đường vòng, né thuế để đẩy hàng tồn kho, gây bất lợi cho các nhà sản xuất trong nước đã quyết tâm đầu tư từ sản xuất thượng nguồn để đảm bảo tự chủ trong sản xuất và cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.

 

So sánh lượng nhập khẩu HRC trong 4 tháng năm 2023-2024

 
 

4 tháng 2023

4 tháng 2024

 
 

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Đơn giá (USD/tấn)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Đơn giá (USD/tấn)

Tỷ lệ tăng giảm (%)

Tất cả các nước

2.686.596

1.675.898.882

624

3.930.324

2.318.685.329

590

32

Trung Quốc

1.507.138

947.503.709

629

2.863.681

1.654.058.132

578

47

Giá nhập khẩu HRC (USD/tấn) từ Trung Quốc so với thị trường khác

 

Tháng 01/2024

Tháng 02/2024

Tháng 03/2024

Tháng 04/2024

4 tháng 2024

Giá nhập khẩu HRC từ Trung Quốc (USD/Tấn)

571

579

585

576

578

Giá nhập khẩu HRC từ nước khác (USD/Tấn)

603

625

632

635

623

Chênh lệch (USD)

32

46

47

59

45

Chênh lệch (%)

5,3%

7,3%

7,4%

9,3%

7,2%

Lượng nhập khẩu thép cán nóng lớn hơn sản xuất trong nước: Không thể chấp nhận được
Nhu cầu thép cán nóng (HRC) tại Việt Nam hiện khoảng 10 - 11 triệu tấn/năm và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đã lên tới 8,5...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư