
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Thép mạ Trung Quốc tràn vào Việt Nam ồ ạt, chiếm 64-67% tổng lượng thép nhập khẩu trong giai đoạn 2022-2023. |
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có văn bản gửi Bộ Công thương về việc xem xét, giải quyết sớm vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD19).
VSA và các doanh nghiệp đánh giá cao Quyết định số 1535/QĐ-BCT ngày 14/6/2024 của Bộ Công thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD19) và đã hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này.
Được biết, quyết định điều tra vụ việc AD19 được tiến hành dựa theo Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp đầy đủ và hợp lệ ngày 03/5/2024 bởi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước gồm 5 công ty: Công ty CP tập đoàn Hoa Sen; Công ty CP Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; Công ty CP Tôn Đông Á và Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Theo VSA, kể từ khi chấm dứt biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD02) vào tháng 5/2022, sản lượng thép mạ từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh và chiếm khoảng 64-67% tổng lượng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2022-2023.
Tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại mà còn gia tăng, gây áp lực nặng nề lên ngành sản xuất thép trong nước.
Ngày 21/2/2025, Bộ Công thương ban hành quyết định số 460/QĐ-BCT, áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc (vụ AD20), dựa trên đơn khởi kiện của Tập đoàn Hòa Phát và Formosa.
Sau khi có quyết định này đã tạo hiệu ứng tích cực ban đầu đối với thị trường thép trong nước.
Tuy nhiên, việc chưa xem xét quyết định chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD19) trong khi đã có quyết định tạm thời đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (vụ việc AD20) là nguyên liệu để sản xuất thép mạ đã gây bất lợi trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất thép mạ.
Qua đó làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh cho ngành sản xuất thép mạ, tạo sự không đồng đều cho chính sách phòng vệ thương mại đối với các loại sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị của ngành sản xuất thép trong nước.
Nhằm đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước, VSA đề nghị Bộ Công thương xem xét và có giải pháp sớm giải quyết vụ việc AD19.
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)