-
Đến thời điểm tách bạch vị trí chủ tịch và tổng giám đốc -
Phòng vệ thương mại tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc
Trì hoãn
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Ban lãnh đạo CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) từng chia sẻ tham vọng đầu tư thêm dự án có công suất 1,2 triệu tấn (tương đương công suất nhà máy hiện tại). Nhà máy mới này có tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.500 tỷ đồng, Công ty chủ yếu dùng vốn tự có, chưa có kế hoạch vay nợ.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, mới đây, Thép Nam Kim đã tạm dừng xây dựng dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ suy giảm nhanh chóng.
Việc tạm dừng kế hoạch mở rộng này còn bởi các doanh nghiệp thép vừa trải qua giai đoạn kinh doanh thua lỗ liên tiếp do giá bán giảm đột ngột.
Được biết, tại Thép Nam Kim, quý III/2022, đơn vị này lỗ 418,7 tỷ đồng, quý IV/2022 tiếp tục lỗ thêm 356,3 tỷ đồng. Với việc ghi nhận lỗ liên tục trong 2 quý cuối năm 2022, lũy kế cả năm 2022, Thép Nam Kim ghi nhận lỗ ròng 66,7 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, quý lỗ gần nhất của Thép Nam Kim là quý I/2019 với 102,1 tỷ đồng. Như vậy, sau 13 quý có lãi liên tiếp, Công ty đã quay trở lại báo cáo lỗ 2 quý liền trong năm 2022 với giá trị gấp nhiều lần so với mức lỗ trong một quý gần nhất.
Nếu như Báo cáo kiểm toán sắp tới không có thay đổi, vẫn ghi nhận lỗ 66,7 tỷ đồng trong năm 2022, đồng nghĩa với việc cổ phiếu NKG của Công ty sẽ bị cắt margin đồng loạt, điều tương tự đã diễn ra với cổ phiếu SMC khi công ty này báo cáo lỗ trong năm 2022, đồng nghĩa với việc HoSE đưa cổ phiếu vào danh sách không được cấp margin.
Thách thức lực cầu yếu khi giá thép hồi phục
Khác với nhóm doanh nghiệp thương mại, Thép Nam Kim tập trung cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong đó, năm 2021, thị trường nội địa chiếm 46,9% tổng doanh thu và thị trường xuất khẩu chiếm 68,1% tổng doanh thu; năm 2022, thị trường nội địa chiếm 41,2% tổng doanh thu và thị trường xuất khẩu chiếm 58,8% tổng doanh thu.
Sản phẩm của Thép Nam Kim xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới như các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Australia, châu Âu, Mỹ, châu Phi.
Việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ giúp Thép Nam Kim giảm thiểu rủi ro so với tập trung vào một thị trường cụ thể. Tuy nhiên, không giống các đợt suy giảm cục bộ trong những năm trước, nền kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng về tổng cầu thép suy giảm cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo SSI Research, năm 2023, nhu cầu trong nước có thể tiếp tục suy giảm do thị trường bất động sản chưa khởi sắc và chính sách tiền tệ thắt chặt. Số lượng căn hộ mới được cấp phép xây dựng giảm, tiến độ các dự án đang tồn đọng cũng có thể bị chậm lại, do vấn đề thanh khoản của chủ đầu tư khó khăn.
Đối với kênh hộ gia đình, nhu cầu thép cũng kém do chịu tác động của suy giảm kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cao, dẫn tới hạn chế việc đầu tư.
Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 4,285 triệu tấn, giảm 16,3% so với cùng kỳ; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 3,851 triệu tấn, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022. Các chuyên gia đều dự báo nhu cầu thấp của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, thép nói riêng.
Đối với thị trường xuất khẩu, theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép dự kiến phục hồi 1% so với cùng kỳ, lên 1,8 tỷ tấn vào năm 2023, sau khi giảm 2,3% trong năm 2022. Tuy nhiên, nhu cầu ở cả thị trường Mỹ và châu Âu sẽ giảm trong năm 2023 do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Riêng ước tính của SSI Research, dự báo xuất khẩu thép thành phẩm năm 2023 có thể giảm 10% so với cùng kỳ, điều này sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp thép.
Có thể thấy, dưới tác động của việc lãi suất tăng mạnh từ đầu năm 2022 tới nay, kinh tế toàn cầu đang bộc lộ nhiều dấu hiệu. Gần đây, Silicon Valley Bank, Signature Bank và Silvergate Bank của Mỹ tuyên bố phá sản, còn Credit Suisse ở châu Âu phải tái cơ cấu, bán lại. Điều này tiếp tục đặt ra nhiều thách thức hồi phục đối với kinh tế toàn cầu khi mà mặt bằng lãi suất vẫn đang tăng cao.
Cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đang gặp vấn đề về sụt giảm nhu cầu, nên việc Thép Nam Kim tạm dừng kế hoạch mở rộng có thể xem là bước đi thích hợp ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tạm dừng kế hoạch đầu tư sẽ ảnh hưởng tới tham vọng mở rộng công suất sau này khi thị trường hồi phục.
Một tín hiệu tích cực đối với Thép Nam Kim nói riêng và các công ty thép nói chung là giá thép đang trên đà tăng sau khi chạm đáy cuối năm 2022. Theo dữ liệu thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tính tới ngày 24/2/2023, giá HRC và giá thép cây thế giới lần lượt tăng 10% và 4% so với đầu năm 2023. Ở trong nước, giá thép cây đã được điều chỉnh 2 lần trong những tháng đầu năm, tăng tổng cộng 2%. Đây là điều kiện cần để các nhà sản xuất thép và tôn lớn trong nước có thể tăng tốc trở lại.
-
T&T đầu tư điện gió tại Lào; VIMC lợi nhuận kỷ lục; Vingroup lập công ty người máy -
Nới “manh áo chật” cho VEC -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam