
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
![]() |
Thị trường xuất khẩu gặp nhiều thách thức sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của Thép Nam Kim trong thời gian tới. |
Hoạt động xuất khẩu dự báo nhiều khó khăn
Các doanh nghiệp tôn mạ thường có xu hướng cân bằng giữa thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, khi thị trường nội địa khó khăn từ năm 2022 tới năm 2024, hoạt động xuất khẩu được chú trọng hơn và thu được kết quả khả quan, nên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã bớt khó khăn khi thị trường nội địa suy giảm.
Với Thép Nam Kim, nếu như năm 2020, tỷ trọng nội địa chiếm tới 59% tổng doanh thu, thì năm 2024, con số này giảm còn 35,2%. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu tăng từ 41% năm 2020 lên 68% năm 2024. Năm 2024, xuất khẩu của Thép Nam Kim đạt 13.409,9 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm trước đó.
Hiện tại, sản phẩm của Thép Nam Kim có mặt tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung vào các thị trường như Australia, Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Nam Á…
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2024, chiếm thị phần tiêu thụ tôn mạ kim loại và sơn phủ màu lớn nhất là Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (29,2%), Thép Nam Kim (16,5%), Công ty cổ phần Tôn Đông Á (16%), Tập đoàn Hoà Phát (8,2%)…
Riêng đối thị trường tôn mạ, Tập đoàn Hoa Sen đang là doanh nghiệp dẫn đầu với khoảng cách khá lớn so với các đơn vị cùng ngành. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu thay đổi quan điểm, theo hướng tập trung trở lại vào thị trường nội địa.
“Trong 10 năm qua, hoạt động xuất khẩu chiếm khoảng 60%. Đây là hoạt động giúp Công ty tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, xu hướng trung hạn của thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Vì vậy, Tập đoàn Hoa Sen không nên hướng ra bên ngoài, mà nên tập trung vào thị trường nội địa”, ông Lê Phước Vũ nhấn mạnh.
Được biết, hoạt động xuất khẩu đang đối mặt với áp lực gia tăng do làn sóng bảo hộ toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, thị trường Mỹ đang chịu mức thuế 25%, đồng thời liên quan tới hai vụ kiện chống trợ cấp Chính phủ và chống bán phá giá; thị trường châu Âu đang khó khăn vì bị áp hạn ngạch; các thị trường khác như Ấn Độ, Malaysia cũng đã khởi xướng chống bán phá giá với thép Việt Nam.
Chính vì vậy, với thị trường xuất khẩu chiếm 64,8% tổng doanh thu của Thép Nam Kim trong năm 2024, khi thị trường xuất khẩu gặp nhiều thách thức sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của Thép Nam Kim trong thời gian tới nếu như doanh nghiệp này không có kế hoạch dự phòng.
Xây nhà máy ngay giai đoạn xuất khẩu khó khăn
Thực tế, bất ổn của thị trường xuất khẩu bắt đầu từ cuối năm 2024, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tái đắc cử vào tháng 11/2024 và đã liên tục đưa ra nhiều tuyên bố về thuế quan. Mức thuế quan 25% của Mỹ đối với nhôm và thép nhập khẩu chính thức có hiệu lực từ ngày 12/3/2025 đã dẫn tới việc nguồn cung nhôm thép phải tìm các thị trường khác để tiêu thụ.
Tuy nhiên, trước thời điểm gió đổi chiều với hoạt động xuất khẩu, Thép Nam Kim đã lên kế hoạch chào bán tối đa 131,6 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu và kết thúc đợt chào bán ngày 26/2/2025, huy động được 1.579,7 tỷ đồng. Mục đích huy động để góp vốn vào đơn vị thành viên nhằm đầu tư Dự án Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ.
Dự án Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 4.500 tỷ đồng, công suất dây chuyền mạ kẽm là 350.000 tấn/năm, công suất 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm tương ứng là 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu có công suất 150.000 tấn/năm.
Theo kế hoạch, Dự án Nhà máy Nam Kim Phú Mỹ sẽ đi vào sản xuất thương mại từ quý I/2026 và đạt 100% công suất từ năm 2027.
Được biết, trong đợt tăng vốn vừa qua, dù hoàn thành kế hoạch, nhưng Unicoh Specialty Chemicals Co., Ltd đã bất ngờ không thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu, nên dù vẫn sở hữu gần 15,9 triệu cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim, song tỷ lệ sở hữu đã bị pha loãng từ 5,03% còn 3,55% vốn điều lệ và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Thép Nam Kim.
Như vậy, Thép Nam Kim chỉ còn một cổ đông lớn là ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT sở hữu 71 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 15,87% vốn điều lệ; còn lại 84,13% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
-
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Long Sơn PIC biến động nhân sự cấp cao trước thềm Đại hội năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới