
-
Công ty cổ phần Giải trí & Giáo dục Galaxy bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
-
Frasers Property khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn không bị “phân biệt đối xử”
-
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD -
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp
Sản xuất và xuất khẩu sắt thép đang tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm 2021.
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, 5 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu 4,91 triệu tấn sắt thép, trị giá 3,557 tỷ USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 113,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhưng, đối chiếu với số liệu mà Tổng cục Hải quan đưa ra, xuất khẩu sắt thép còn tăng mạnh hơn, riêng trong tháng 5/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 980.000 tấn, với trị giá là 833 triệu USD, giảm 4% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với tháng trước.
Trong 5 tháng/2021, cả nước xuất khẩu 4,88 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt 3,61 tỷ USD; tăng mạnh 61,6% về lượng và 117% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
![]() |
Lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường EU và Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm, giai đoạn năm 2019-2021. |
EU, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Mexico là 5 thị trường lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng sắt thép của Việt Nam với tốc độ tăng cao đột biến. Cụ thể: lượng xuất khẩu sắt thép Trung Quốc: 1,1 triệu tấn, tăng gấp 2 lần; sang EU là 713.000 tấn, tăng gấp 5 lần; Mexico: 293.000, tăng 2,5 lần. Trong khi đó, xuất khẩu sang Malaysia chỉ tăng nhẹ 12,8% đạt 322.000 tấn; xuất khẩu sang Campuchia giảm 1,5% đạt 584.000 tấn.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu mặt hàng này cũng chung đà tăng mạnh, với hơn 6 triệu tấn, trị giá 4,64 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 37,9% về trị giá so với cùng kỳ. Riêng nhập khẩu sản phẩm từ thép cũng tăng 28,5%, trị giá 2,037 tỷ USD.
Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép đang gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu tiêu thụ thép tại nhiều thị trường đang gia tăng rất mạnh suốt nhiều tháng qua. Xuất khẩu sang EU có sự bật tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ ít nhiều có sự tác động từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực được gần 10 tháng, theo đó, nhiều DN đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nhờ thuận lợi hóa thương mại.
EU vốn được biết tới là thị trường đòi hỏi các sản phẩm phải đạt rất tiêu chuẩn cao và khắt khe, tuy nhiên, xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn hóa sản xuất, thỏa mãn được yêu cầu cao từ quốc gia nhập khẩu.
Như vậy, chỉ sau 5 tháng, sản thép Việt xuất đi EU đã tăng hơn 2 lần so với xuất khẩu trong cả năm 2020. Năm ngoái, xuất khẩu sất thép đạt 9,86 triệu tấn, trị giá gần 5,26 tỷ USD, nhưng xuất sang EU chỉ 309.000 tấn, trị giá 235,5 triệu USD, giảm 6,9% về lượng và 1% về trị giá so với năm 2019.

-
Công ty cổ phần Giải trí & Giáo dục Galaxy bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
-
Thép cán nguội nhập từ Trung Quốc tiếp tục chịu thuế từ 4,43 - 25,22%
-
Frasers Property khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn không bị “phân biệt đối xử” -
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD -
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp -
Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp -
Nhà sáng lập Novaland trở lại ghế Chủ tịch; Tổng giám đốc Trí Việt từ nhiệm; CEO Lê Hồng Minh gia nhập CLB nghìn tỷ -
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm -
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)