-
Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới -
Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia -
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp tín dụng, quyết đạt tăng trưởng tín dụng 15% -
Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
Thái Bình tăng cường hợp tác y tế quốc tế -
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ hai Bộ trưởng
Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết - Ảnh Quochoi. |
Sáng 28/11, Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đã được Quốc hội thông qua với 450/455 đại biểu Quốc hội tán thành.
Nghị quyết này quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, trong đó có bốn nhóm biện pháp áp dụng đối với vật chứng, tài sản đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa.
Một nhóm biện pháp áp dụng có tính chất “khẩn cấp tạm thời”, có thể áp dụng ngay ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là “tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản”.
Trước khi đại biểu bấm nút, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết quá trình thảo luận, đa số ý kiến tán thành quy định phạm vi thí điểm các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản áp dụng trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Một số ý kiến đề nghị không nên áp dụng thí điểm ở giai đoạn “tiền tố tụng”(giải quyết nguồn tin tội phạm), chỉ nên thí điểm các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản đã được kê biên, phong tỏa.
Chủ nhiệm Lê Thị Nga báo cáo, theo quy định tại Chương IX Bộ luật Tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án bắt đầu từ thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có quyền thu giữ vật chứng, đồ vật, tài liệu.
Còn vụ việc là quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Vì vậy, việc áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là phù hợp với nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự. Bà Nga cho biết thêm là quy định này đã được cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan hữu quan cân nhắc kỹ nhằm thể chế hóa đầy đủ Kết luận số 87-KL/TW của Bộ Chính trị.
Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết, bà Nga cho hay một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi thí điểm áp dụng đối với cả vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Ý kiến khác đề nghị mở rộng áp dụng đối với các vụ việc, vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản được thí điểm theo Nghị quyết này là cơ chế mới, chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Để bảo đảm thận trọng khi tổ chức thực hiện, phạm vi thí điểm chỉ nên giới hạn trong các vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo.
Theo nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, khi có căn cứ cho rằng cần phải ngăn chặn việc người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân khác có hành vi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, tẩu tán, hủy hoại tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó.
Trường hợp tài sản có thể chia tách được thì chỉ tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với phần tài sản có giá trị tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại;
Trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra, xác minh.
Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng ra ngay quyết định áp dụng biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa đối với tài sản.
Trường hợp không đủ căn cứ, điều kiện thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, cơ quan tiến hành tố tụng ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã áp dụng.
Trường hợp phức tạp mà chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để xử lý trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng VKS có thẩm quyền có thể gia hạn một lần thời hạn áp dụng biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, nhưng không quá 2 tháng.
-
Thí điểm 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản quá trình điều tra, truy tố, xét xử -
Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
Thái Bình tăng cường hợp tác y tế quốc tế -
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ hai Bộ trưởng -
Phó thủ tướng trình Quốc hội tái khởi động điện hạt nhân, nêu rõ quan điểm phát triển -
Chuyển đổi số trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối
- Agribank nhận giải thưởng "Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024" từ JPMorgan
- Sống đậm "chất Nhật" tại Akari City
- Xu hướng đầu tư bền vững cho tương lai con trẻ
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược