-
OMODA C5 chào giá từ 589 triệu đồng -
Hưng Thịnh Phát khai trương đại lý Skoda Thái Bình -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024
Từ ngày 12/3, Bộ Công an sẽ tiến hành triển triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến thu lệ phí trước bạ đăng ký phương tiện giao thông đường bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại TP.HCM và Hà Nội. Trên cơ sở các kết quả đạt được khi triển khai tại hai thành phố, Bộ Công an sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai đến các tỉnh, thành phố còn lại.
Cũng bắt đầu từ ngày 12/3 tới đây, Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận là 5 tỉnh sẽ được thí điểm về việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc cải tiến phương pháp nộp phạt qua mạng được kì vọng sẽ giúp giảm thời gian, tạo thuận lợi cho người dân, đồng thời từng bước hoàn thiện Chính phủ điện tử.
Theo đó, thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể sử dụng các dịch vụ để tiến hành nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thay vì việc phải trực tiếp đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, có thể đăng ký địa chỉ để nhận lại các giấy tờ bị cơ quan công an tạm giữ sau khi đã thực hiện hoàn thành xong quyết định xử phạt.
Người vi phạm chỉ cần sử dụng máy tính có kết nối mạng internet, truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, vào mục nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khai báo thông tin về số biên bản vi phạm hành chính, họ tên, điện thoại, địa chỉ, hành vi vi phạm... và chọn ngân hàng để nộp phạt.
Để cung cấp được dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đến người dân, trước hết người dân phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho cơ quan công an (địa chỉ liên hệ, số điện thoại…), từ đó có thể kết nối, thông báo nhanh chóng đến người vi phạm, rút ngắn thời gian cũng như các thủ tục trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Người dân cũng cần kiểm tra cẩn thận tài khoản Ngân hàng tránh việc sai sót trong việc chuyển tiền vi phạm trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Sau khi hoàn thành việc nộp tiền phạt vi phạm theo đúng quy định cần kiểm tra lại chứng từ.
Theo kế hoạch, đến quý III/2020, dịch vụ này sẽ được triển khai trong cả nước.
-
Hưng Thịnh Phát khai trương đại lý Skoda Thái Bình -
Hướng dẫn thực hiện Nghị định thư với Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ -
Đến năm 2035, Hà Nội sẽ sử dụng 100% xe buýt xanh -
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc điện -
Dat Bike chơi lớn, mang công nghệ xe bốn bánh trang bị cho bộ ba Quantum S-Series -
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung