-
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
Thị trường có thể trả giá cổ phiếu thép tương ứng với chỉ số P/E hai con số xuống chỉ còn một số trong thời gian chờ đo lường tác động của một cuộc chiến thương mại có thể diễn ra sau khi Mỹ điều chỉnh thuế |
Nhận định của nhiều công ty chứng khoán cho rằng, chính sách của Chính phủ Mỹ đối với mặt hàng thép và nhôm không ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, từ góc độ đầu tư tài chính thì khó có thể khẳng định giá các cổ phiếu ngành này sẽ không chịu tác động tiêu cực.
Các công ty sản xuất tôn mạ như Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Thép Nam Kim (NKG) xuất khẩu 45 - 50% sản lượng sản xuất, chủ yếu sang các quốc gia trong ASEAN. Đối với HSG, khoảng 10% tổng lượng sản xuất được xuất sang Mỹ, trong khi với NKG, con số này là 15%.
Do đó, nếu Mỹ thực hiện áp thuế cao hơn sẽ ảnh hưởng đến NKG cao hơn so với HSG, không chỉ bởi NKG có lượng xuất khẩu cao hơn, mà còn vì NKG khó có thể điều chỉnh doanh số giữa thị trường xuất khẩu và nội địa như HSG.
Nếu nhìn vào tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ của các doanh nghiệp trong tổng sản lượng bán hàng có thể đánh giá ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng thuế của Mỹ đến nhiều doanh nghiệp không lớn. Tuy nhiên, Mỹ là một thị trường lớn khi nước này tăng thuế để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước đồng nghĩa các nhà xuất khẩu nước ngoài mất đi cơ hội đưa hàng vào Mỹ, tức cơ hội tăng trưởng sản lượng, doanh thu trong tương lai cũng mất đi.
Tác động gián tiếp xem ra lớn hơn nhiều, có thể sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thép Việt. Đó là trong năm 2016 -2017, thép Trung Quốc đã bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức rất cao lên tới 500%, nên hàng Trung Quốc không có cơ hội vào Mỹ hoặc nếu vào phải đi vòng qua nước thứ ba.
Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở các thị trường khác, trong đó có Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu vào Mỹ khi chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Chẳng hạn, tại Việt Nam, một số doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập của Ấn Độ, thay vì Trung Quốc để xuất đi Mỹ. Nay khi chính sách thuế áp dụng đồng loạt cho hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ thì cơ hội này không còn.
Một mối lo khác là khả năng xảy ra hiệu ứng domino khi xuất khẩu của doanh nghiệp Việt sang các thị trường trong khu vực cũng sẽ gặp khó khăn hơn, do nhà sản xuất ở các nước này quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa do hàng của họ cũng khó vào Mỹ.
Mỹ đang nhập khẩu thép từ hơn 100 quốc gia, trong đó 3/4 lượng nhập khẩu đến từ 8 nước, cao nhất là Canada, Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật và Đức, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lớn nhất sang khu vực ASEAN. Nếu hiệu ứng domino diễn ra giữa các thị trường trên toàn thế giới thì khó ai có thể ước tính chính xác tác động của chính sách từ Mỹ đến các thị trường toàn cầu.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Đại Thiên Lộc, một nhà sản xuất tôn thép xuất khẩu cho biết, thị trường như Đài Loan trước đây thường nhập khẩu hàng từ Việt Nam với giá rẻ để xuất đi Mỹ, nhưng nay họ có thể sẽ giảm nhập khẩu. Hiệu ứng tương tự có thể diễn ra ở các thị trường khác.
Câu hỏi nhiều nhà đầu tư đặt ra là chính sách của thuế của Mỹ liệu có tạo nên một đợt giảm giá, bán phá giá thép như thời kỳ áp thuế chống bán phá giá với hàng từ Trung Quốc giai đoạn năm 2016 hay không? Theo ông Nghĩa, câu trả lời là không, bởi Trung Quốc là nơi sản xuất thép lớn nhất thế giới đã không xuất được hàng sang Mỹ kể từ năm 2016. Bản thân nước này sau đợt bán phá giá đã cắt giảm sản lượng và hiện nay theo một số doanh nghiệp thép, nhu cầu sử dụng ở Trung Quốc đang tăng lên, là một yếu tố có lợi cho giá thép.
Không thể phủ nhận nếu chính sách thuế của Mỹ được áp dụng, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ… không sao. Theo tìm hiểu của người viết, một số doanh nghiệp đã đón trước nỗi lo này bằng cách tích cực tìm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường mới như Trung Đông…
Khi áp lực cạnh tranh tăng cao, giá thép có thể giảm thì doanh nghiệp hưởng lợi là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chi phí thấp nhất.
Bình luận về diễn biến giá cổ phiếu ngành thép, Giám đốc một quỹ đầu tư lớn phân tích: “Định giá cổ phiếu ngành thép có thể mềm hơn một chút để chiết khấu những rủi ro của ngành thép toàn thế giới dưới tác động chính sách thuế của Mỹ”.
Nói cách khác, thị trường có thể trả giá cổ phiếu thép tương ứng với chỉ số P/E hai con số xuống chỉ còn một số trong thời gian chờ đo lường tác động của một cuộc chiến thương mại có thể diễn ra.
-
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024