
-
Nhà đầu tư cần gì ở bản tin và báo cáo chứng khoán?
-
Lãnh đạo VNDirect nói gì về các khoản trái phiếu chậm trả của Trung Nam, BKAV Pro?
-
VN-Index vượt mốc 1.340 điểm, loạt cổ phiếu nhà Vingroup đóng góp lớn
-
KBSV “bắt tay” ĐHQGHN: Đầu tư vào thế hệ trẻ - Ươm mầm tài năng, khai phóng tư duy tài chính
-
Công ty chứng khoán "không môi giới" đồng hành cùng nhà đầu tư ra sao? -
VN-Index tăng "ngoạn mục" hơn 18 điểm, cả tỷ cổ phiếu sang tay
![]() |
Thống kê riêng trên HoSE, số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung trong năm 2019 là 3,88 tỷ đơn vị, giảm gần 60% so với năm 2018 và là mức thấp nhất trong 5 năm gần đây. |
Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu mới giảm mạnh
Những ngày cuối tháng 12/2019, Tập đoàn Bảo Việt hoàn tất những bước cuối cùng trong thương vụ bán hơn 41,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông Sumitomo Life Insurance Company (Nhật Bản), thu về 4.012 tỷ đồng nhờ giá phát hành cao gấp nhiều lần mệnh giá. Cùng với đợt phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV cho nhà đầu tư chiến lược KEB Hana Bank (Hàn Quốc), đây là điểm sáng đơn lẻ trong bức tranh tương đối ảm đạm của thị trường cổ phiếu sơ cấp năm 2019.
Thống kê riêng trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung trong năm 2019 là 3,88 tỷ đơn vị, giảm gần 60% so với năm 2018 và là mức thấp nhất trong 5 năm gần đây. Con số này bao gồm cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn của chính doanh nghiệp và phát hành cho cổ đông hiện hữu, cán bộ - công nhân viên hay cổ đông chiến lược. Nếu chỉ tính riêng tổng vốn huy động qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, con số đạt được trong năm 2019 giảm tới 41% so với năm trước đó.
Bức tranh này đối ngược khá rõ với sự sôi động trong hai năm trước. Nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn như VPBank, HDBank, Vincom Retail… trước khi chào sàn còn thực hiện các đợt chào bán cổ phiếu lớn cho các nhà đầu tư tài chính nước ngoài.
Số lượng cổ phiếu niêm yết mới năm 2019 cũng khá khiêm tốn, với 13 cổ phiếu mới chào sàn HoSE và chỉ 10 cổ phiếu mới trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo lãnh đạo một ngân hàng đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu, diễn biến trên thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư là một nguyên nhân khiến các tổ chức phát hành thận trọng chọn thời điểm. Thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, quy mô giao dịch trên thị trường cổ phiếu năm 2019 chỉ đạt trung bình 4.639 tỷ đồng/phiên, giảm 29% so với cùng kỳ. Khá nhiều tổ chức đã trình và được cổ đông thông qua phương án niêm yết, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Diễn biến kém tích cực của thị trường cũng đồng thời làm chậm lại hoạt động thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa, ảnh hưởng đến một nguồn cung hàng hóa lớn rất quan trọng.
Trong khi huy động vốn giảm, thị trường cổ phiếu còn ghi nhận sự đảo chiều của dòng vốn, mà dấu ấn là một loạt đợt mua cổ phiếu quỹ của khá nhiều doanh nghiệp với tổng số tiền bỏ ra xấp xỉ 12.500 tỷ đồng. Trong đó, đợt mua cổ phiếu quỹ lớn nhất là của CTCP Vinhomes với 5.535 tỷ đồng (mua 60 triệu cổ phiếu). Ngoài ra, Vincom Retail, Vietjet Air, MBBank cũng đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để mua lại cổ phiếu của chính công ty mình.
Kỳ vọng năm 2020
Sự khởi sắc trở lại của hoạt động huy động vốn sẽ phụ thuộc đáng kể vào diễn biến trên thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều tổ chức, bức tranh năm 2020 được kỳ vọng sẽ sáng hơn.
Một thông tin khá tiêu cực trong những ngày cuối năm 2019 là việc Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam. Dù vậy, Công ty Chứng khoán VCBS đánh giá rủi ro hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia không cao và chưa đáng lo ngại.
Trong khi đó, theo PYN Elite Fund, quỹ đầu tư lớn từ Phần Lan đang quản lý khối tài sản 405 triệu euro, yếu tố vĩ mô đang tích cực hơn, sự tăng trưởng lợi nhuận vững chắc của các công ty niêm yết và niềm tin đối với thị trường tài chính Việt Nam đang tiến bộ hơn. Quỹ này đang giữ lượng tiền mặt lên tới 16% danh mục tài sản. Thay vì đầu tư cổ phiếu ở thị trường khác, khoản tiền này vẫn đang nằm im, sẵn sàng nhảy vào khi cơ hội thị trường trở lại với mục tiêu dài hạn đặt ra cho VN-Index là 1.800 điểm, từ mức dưới 1.000 điểm hiện tại.
Năm 2020 là hạn chót của nhiều kế hoạch. Đề án 1058 của ngành ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 đã đặt ra mục tiêu toàn bộ các ngân hàng thương mại cổ phần phải niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tới năm 2020 (hiện mới có 18 ngân hàng niêm yết và đăng ký giao dịch trong tổng số 34 ngân hàng cổ phần). Cùng đó, phía cơ quan quản lý dự kiến sẽ có những giải pháp mới để thúc đẩy doanh nghiệp hậu cổ phần hóa lên sàn, gỡ các vướng mắc trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp.
Để thuyết phục các nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn hay mua lại trên thị trường thứ cấp, kéo lại sự sôi động của thị trường cổ phiếu nói chung và thị trường cổ phiếu sơ cấp nói riêng, bản thân tổ chức phát hành và các phương án kinh doanh đưa ra phải đủ hấp dẫn.

-
Chứng khoán Thành Công chuẩn bị huy động gần 1.200 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu -
Công ty chứng khoán "không môi giới" đồng hành cùng nhà đầu tư ra sao? -
VN-Index tăng "ngoạn mục" hơn 18 điểm, cả tỷ cổ phiếu sang tay -
Thien Minh Rating chính thức triển khai dịch vụ xếp hạng tín nhiệm -
Góc nhìn TTCK tuần 25-30/5: Thị trường cần một nhịp điều chỉnh -
Siết quản lý cho vay margin và các khoản tạm ứng -
Đằng sau đợt phát hành cổ phiếu gian nan của TDC
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chứng khoán
-
SeABank thông báo mời thầu