Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Thị trường tín dụng tiêu dùng: "Ông lớn" không đứng ngoài cuộc chơi
Thục San - 30/08/2017 09:20
 
Có quy mô lên tới 650.000 tỷ đồng, tín dụng tiêu dùng đang trở thành miếng bánh hấp dẫn với nhiều ngân hàng. Với lợi thế hệ thống mạng lưới lớn nhất nước, nhiều năm qua, Ngân hàng Agribank luôn chú trọng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng thông qua các chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Agribank là ngân hàng  thương mại hàng đầu về cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khu vực “tam nông”. Ảnh: Đức Thanh
Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu về cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khu vực “tam nông”. Ảnh: Đức Thanh

Thị trường đầy tiềm năng

Với dân số hơn 93 triệu người, trong đó khoảng 53 triệu người ở độ tuổi lao động, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng đối với loại hình dịch vụ tín dụng tiêu dùng, nhất là khi đời sống xã hội ngày càng có sự thay đổi tích cực, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện… Dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 ước tăng bình quân khoảng 30%/năm.

Kinh tế tiêu dùng được coi là một “bàn đạp” cho tăng trưởng của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP của Việt Nam liên tục tăng cao. Cụ thể, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP của Việt Nam tăng từ 52,5% năm 2005, lên 77,7% năm 2009 và đạt 78,34% năm 2016 (theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế. Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng dự báo cán mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.

Cho vay tiêu dùng là dịch vụ tất yếu của nền kinh tế thị trường, là công cụ hữu hiệu để hạn chế “tín dụng đen”, nên cần có sự quản lý phù hợp để thúc đẩy thị trường này phát triển lành mạnh, hiệu quả.

Nhận thức được điều đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để tạo điều kiện thuận lợi đối với người vay. Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/3/2017. Thông tư này có tác động rất lớn trong việc triển khai cho vay của các ngân hàng, bởi có nhiều thay đổi so với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về các khía cạnh như đối tượng khách hàng, phương thức cho vay, lãi suất, cơ chế tính lãi, nợ quá hạn…

Agribank góp sức hiện thực hóa ước mơ khách hàng

Thực tế cho thấy, thị phần tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại, chiếm 87,6%, phục vụ gần 40% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động (tương đương gần 20 triệu khách hàng), với các gói tín dụng có giá trị cao.

Agribank hiện có mạng lưới lớn nhất nước, với 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền.
Hiện Agribank cung ứng hơn 200 sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, trong đó có nhiều sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng như cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình; cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư; cho vay trả góp; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay mua phương tiện đi lại… 

Thời gian qua, Agribank là một trong những ngân hàng tích cực cho vay tiêu dùng. Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Agribank đồng hành cùng khách hàng hiện thực ước mơ với chương trình vay vốn lãi suất cạnh tranh.

Cụ thể, từ ngày 1/5/2017 đến hết ngày 31/12/2017, Agribank dành 5.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay trung và dài hạn với lãi suất cạnh tranh chỉ từ 8 - 9%/năm để đáp ứng đa dạng các nhu cầu đời sống của khách hàng cá nhân trên địa bàn TP. Hà Nội và TP.HCM.

Chương trình vay vốn lãi suất cạnh tranh trên của

Agribank dành cho khách hàng cá nhân trên địa bàn nội thành TP. Hà Nội và TP.HCM đã và đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn với mục đích tiêu dùng và phục vụ nhu cầu đời sống.

Theo đó, các khách hàng cá nhân đáp ứng các điều kiện về tín dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và Agribank sẽ được vay vốn với lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 8 - 9%/năm, thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi tối đa 12 tháng đầu kể từ ngày giải ngân đối với khoản vay.

Thông qua chương trình trên, Agribank mong muốn hỗ trợ khách hàng hiện thực hóa ước mơ, mục tiêu của mình và gia đình, như tiêu dùng và mua sắm phục vụ nhu cầu đời sống. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2017, đã có 358 khách hàng trên địa bàn nội thành của Hà Nội và TP.HCM được tiếp cận chương trình này, với tổng dư nợ cho vay 533 tỷ đồng. Trong 2 tháng đầu triển khai, có 533 khách hàng đã "hiện thực hóa ước mơ" cùng chương trình cho vay vốn lãi suất cạnh tranh của Agribank, với dư nợ cho vay 730 tỷ đồng.

Với mong muốn góp sức cùng ngành ngân hàng đưa thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển, trong Chiến lược Phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020, Agribank xác định mục tiêu rõ ràng đó là phát huy lợi thế về mạng lưới, đa dạng hóa, cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chất lượng cao trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giữ vững vị trí là ngân hàng thương mại hàng đầu về cung cấp sản phẩm, dịch vụ khu vực “tam nông”.

Agribank khởi động chiến dịch phá băng nợ xấu
Agribank là ngân hàng đầu tiên công bố “chiến dịch” bài bản về “giải cứu” nợ xấu với quyết tâm cùng ngành ngân hàng xử lý nhanh, dứt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư