-
Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
Bổ sung 7.850 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2 -
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
Thị xã Long Mỹ. Ảnh: haugiangtivi.vn |
Theo ông, đâu là vị thế, tiềm năng phát triển và các điều kiện cần thiết để Thị xã mới Long Mỹ được chấp thuận thành lập?
Long Mỹ nằm phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang, giáp với huyện Phụng Hiệp, TP. Vị Thanh và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang, có diện tích 39.847 ha với 158.579 nhân khẩu và 15 đơn vị hành chính cấp xã (02 thị trấn và 13 xã). Giao thông thuỷ bộ thuận lợi với Quốc lộ 61, 61B, Đường Quản Lộ- Phụng Hiệp kết nối dễ dàng với các tỉnh vùng tây sông Hậu, đường tỉnh 926, 928B. Có sông Cái Lớn, kênh Nàng Mau, kênh Hậu Giang 3, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, nông thuỷ sản bằng đường thuỷ. Những năm gần đây, Long Mỹ là một trong những huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân dẫn đầu tỉnh đạt 14,28%/năm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hoá ngày càng cao, Long Mỹ đã hình thành 2 vùng kinh tế rõ rệt.
Vùng phía Đông (khu vực thành lập Thị xã mới Long Mỹ hiện nay) gồm 2 thị trấn và 5 xã của huyện với gần 14.448 ha và 72.957 nhân khẩu, tốc độ tăng trưởng nhanh bình quân trên 17%, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế đạt gần 300 tỷ đồng, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 100%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 80%. Kinh tế vùng này đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ, du lịch và công nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị từng bước đầu tư theo hướng đồng bộ, tốc độ đô thị hoá nhanh và đô thị Long Mỹ đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV từ năm 2010.
Ở Vùng phía Tây gồm 8 xã của huyện với trên 25.399 ha và 85.622 nhân khẩu, có nhiều lợi thế hơn về phát triển nông nghiệp và thuỷ sản. Khu vực này đang triển khai Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 415 ha, phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp của tỉnh và vùng bán đảo Cà Mau theo Quyết định 1152/2012/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Xuất phát từ thực trạng phát triển của huyện Long Mỹ thời gian qua, đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới, phù hợp với Quyết định 445/2009/QĐ-TTg về điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển của Bộ ngành và địa phương trong quy hoạch phát triển đô thị Long Mỹ, ngày 15/05/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 933/2015/NQ-UBTVQH về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ, để thành lập Thị xã Long Mỹ và 4 phường thuộc Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Long Mỹ được người dân đón nhận ra sao, thưa ông?
Sau khi điều chỉnh về địa giới hành chính, Long Mỹ cơ bản đáp ứng các điều kiện và tiêu chí của Chính phủ quy định, bao gồm: Thị xã mới Long Mỹ với 14.448 ha và 72.957 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính cấp xã, với 04 phường mới: Thuận An, Bình Thạnh, Vĩnh Tường, Trà Lồng và 05 xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Long Phú và Tân Phú.
Huyện Long Mỹ còn lại có diện tích 25.399,07ha, với 85.622 nhân khẩu, gồm 08 xã: Thuận Hoà, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên, Lương Tâm và Lương Nghĩa.
Chính từ dấu mốc này, sẽ tạo động lưc mạnh mẽ, thu hút các nguồn vốn đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đô thị, lợi thế của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, thương mại, đảm bảo quốc phòng an ninh, đưa Thị xã Long Mỹ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của sự điều chỉnh này, đã tạo sự đồng thuận nhất trí cao của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị địa phương và các tầng lớp nhân dân, kết quả lấy ý kiến Hội đồng Nhân dân từ xã đến tỉnh và qua việc lấy ý kiến cử tri, tuyệt đại đa số nhất trí đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ để thành lập Thị xã Long Mỹ và 04 phường thuộc Thị xã Long Mỹ, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới và nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn.
Trong thời gian tới, Thị xã Long Mỹ có kế hoạch nào để phát triển tiềm năng kinh tế của địa phương, thưa ông?
Thị xã Long Mỹ sẽ gắn kết hài hoà giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, kết hợp hài hoà với quá trình xây dựng xã nông thôn mới. Chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào cải tạo xây dựng đô thị, phát triển đô thị mang tính đặc trưng riêng của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, thân thiện với môi trường và vùng kháng chiến, căn cứ cách mạng, theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với đặc điểm truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá riêng vùng sông nước miền tây.
Thị xã Long Mỹ sẽ lấy trọng tâm Quốc lộ 61, 61B, đường tỉnh 928 B, 930 và sông Cái Lớn, sông Trà Ban làm định hướng chính cho mở rộng và phát triển đô thị một cách hài hoà trong xu thế liên kết vùng và liên kết đô thị.
Công tác quy hoạch đô thị sẽ được tập trung ưu tiên để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo và chỉnh trang đô thị, đồng thời quản lý xây dựng chặt chẽ sau quy hoạch, gắn quy hoạch đô thị với phát triển nông thôn. Chú trọng các đô thị vừa và nhỏ, huy động các nguồn vốn, nhằm từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, gắn với phát triển các khu dân cư, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, mạng lưới giao thông, hạ tầng kỹ thuật, viễn thông, điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước và xử lý chất thải các đô thị. Trên cơ sở đó, thời gian tới, Thị xã Long Mỹ sẽ triển khai các dự án mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, bám sát tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh”, làm cơ sở cho mọi quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng, kêu gọi vốn đầu tư phát triển vào các khu đô thị, khu công nghiệp, tập trung đẩy nhanh quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiệu quả, chất lượng và bền vững.
-
Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
Bổ sung 7.850 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2 -
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp
-
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)