
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025
-
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
-
Đầu tư LDG lên kế hoạch lãi trở lại sau hai năm lỗ liên tiếp -
VICEM Bút Sơn đặt mục tiêu có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ
Trong đó, Thiết bị điện Gelex dự kiến trình cổ đông thông qua việc đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Điện lực Gelex; sửa đổi, bổ sung Điều 2 – Điều lệ Công ty để cập nhập tên Công ty sau khi đổi tên; sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nội bộ của Công ty để cập nhập tên Công ty sau khi thay đổi.
6 tháng đầu năm lợi nhuận tăng 22,9% lên 475,55 tỷ đồng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Gelex Electric ghi nhận doanh thu đạt 4.641,78 tỷ đồng, giảm 15,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 114,57 tỷ đồng, giảm 54,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 10,2% lên 13,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 12,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 67,67 tỷ đồng lên 627,12 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 71,1%, tương ứng giảm 103,31 tỷ đồng về 41,94 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 56%, tương ứng tăng thêm 107,13 tỷ đồng lên 298,54 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 2,02 tỷ đồng về 217,09 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Trong quý II và 6 tháng đầu năm, mặc dù Công ty có thêm doanh thu bán điện từ việc hợp nhất công ty trong lĩnh vực sản xuất điện nhưng doanh thu bán thành phẩm lại có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, doanh thu bán điện quý II/2022 ghi nhận 200,98 tỷ đồng, lũy 6 tháng ghi nhận 356 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.
Đối với doanh thu tài chính giảm trong kỳ chủ yếu do không ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia so với cùng kỳ là 95,8 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính tăng chủ yếu do lãi tiền vay tăng thêm 62,2 tỷ đồng lên 173,98 tỷ đồng; ghi nhận lỗ nghiệp vụ LME-Hedging là 25,04 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.
Công ty cho biết thêm chi phí tài chính tăng do các hoạt động mở rộng sản xuất và đầu tư.
Như vậy, trong quý II/2022, mặc dù lợi nhuận gộp tăng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm, chủ yếu do hụt doanh thu tài chính và chi phí tài chính tăng mạnh.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Gelex Electric ghi nhận doanh thu đạt 9.261,8 tỷ đồng, giảm 4,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 475,55 tỷ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, Gelex Electric đặt kế hoạch doanh thu 19.110 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,1% và 144,5% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 577,3 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 28,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
Dòng tiền Gelex Electric dương trở lại
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Gelex Electric ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 51,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 2.347,4 tỷ đồng, tức tăng thêm 2.398,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 297,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 1.011,5 tỷ đồng, chủ yếu giảm nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Gelex Electric giảm 13% so với đầu năm, tương ứng giảm 3.012,6 tỷ đồng về 20.111,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 6.927,5 tỷ đồng, chiếm 34,4% tổng tài sản; tồn kho đạt 5.740,7 tỷ đồng, chiếm 28,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.968,8 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 2.329,7 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 15,3% so với đầu năm, tương ứng giảm 561,1 tỷ đồng về 2.968,8 tỷ đồng; tồn kho giảm 15,3% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.039,7 tỷ đồng về 5.740,7 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 52,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 908,43 tỷ đồng về 831,27 tỷ đồng và chiếm 4,1% tổng tài sản.
Ngoài ra, về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 4,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 561 tỷ đồng về còn 10.922,6 tỷ đồng và chiếm 54,3% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/9, cổ phiếu GEE giảm 200 đồng về 33.000 đồng/cổ phiếu.

-
Hoạt động 12 năm, một công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ngoại báo lỗ đến 11 năm
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025
-
Kiên định với “AI bán xe số xanh”, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2025 -
Dấu hỏi dòng tiền xoay vòng, VISC muốn bơm thêm tiền cho tự doanh và ký quỹ -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc -
Đầu tư LDG lên kế hoạch lãi trở lại sau hai năm lỗ liên tiếp -
VICEM Bút Sơn đặt mục tiêu có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ -
Hoàng Anh Gia Lai: Lợi nhuận sau thuế tăng 60% nhờ kinh doanh chuối -
Hoá chất Cơ bản miền Nam lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép