Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) lỗ "sốc" 1.336 tỷ đồng
 
Theo Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của JVC, Công ty thua lỗ tới 11.874 đồng/cổ phiếu năm tài chính 2015-2016, vốn chủ sở hữu chỉ còn 556 tỷ đồng. Một số nghi vấn sai phạm về sử dụng vốn được phanh phui.
Vốn chủ sở hữu theo hạch toán của JVC còn 556 tỷ đồng trên vốn điều lệ 1.125 tỷ đồng, khoản lỗ lũy kế đạt -990 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu theo hạch toán của JVC còn 556 tỷ đồng trên vốn điều lệ 1.125 tỷ đồng, khoản lỗ lũy kế đạt -990 tỷ đồng.

Năm tài chính 2015-2016 kết thúc ngày 31/3/2016, CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) chỉ có doanh thu thuần 507 tỷ đồng, giảm gần 1 nửa so với mức cùng kỳ năm ngoái là 991 tỷ đồng. Doanh thu sụt giảm, trong khi khoản trích lập dự phòng lên tới hơn 1.159 tỷ đồng là nguyên nhân khiến JVC ghi nhận mức lỗ kỷ lục: 1.336 tỷ đồng, tương đương mỗi cổ phiếu lỗ 11.874 đồng.

Theo thuyết minh báo cáo kiểm toán, khoản trích lập này chủ yếu là trích lập dự phòng bổ sung khoản phải thu khó đòi, bao gồm 593,994 tỷ đồng là dự phòng các khoản phải thu đối với các bên có liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc, 110,75 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cho các khoản đầu tư vào đồng liên kết thiết bị y tế với một bên liên quan, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…

Cụ thể, 3 nhóm tài sản lớn được JVC trích lập dự phòng lớn bao gồm: dự phòng phải thu ngắn hạn khách hàng (339 tỷ đồng), dự phòng trả trước cho người bán ngắn hạn (297 tỷ đồng), dự phòng phải thu ngắn hạn khác (489 tỷ đồng).

Với kết quả này, vốn chủ sở hữu theo hạch toán của JVC còn 556 tỷ đồng trên vốn điều lệ 1.125 tỷ đồng, khoản lỗ lũy kế đạt -990 tỷ đồng.

Không chỉ gây sốc bởi lỗ lớn, Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính 2015-2016 còn gây sốc bởi những thông tin liên quan đến việc sử dụng tiền tại JVC, bao gồm cả việc sử dụng tiền từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng cuối năm 2014.

Cụ thể, theo kiểm toán KPMG, JVC đã thu 749,720 tỷ đồng từ chào bán chứng khoán, có kế hoạch sử dụng vốn điều chỉnh theo Nghị quyết số 01/2015-NQ-ĐHĐCĐ ngày 19/11/2015. Tuy nhiên, Công ty lại sử dụng tiền để chi trả cho một số khoản mục không nằm trong Kế hoạch sử dụng vốn sửa đổi như: thanh toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản phạt chậm nộp thuế trị giá 103,942 tỷ đồng, góp vốn vào công ty liên kết 500 triệu đồng. Việc này theo đơn vị kiểm toán, cũng chưa được Công ty công bố thông tin, báo cáo UBCK.

“Do Công ty chưa hoàn tất hồ sơ chi tiết về việc sử dụng thực tế của khoản vốn huy động từ phát hành cổ phiếu này nên chúng tôi không thể xác định được liệu các khoản vốn còn lại của đợt chào bán ngày 22/10/2014 trị giá 645,278 tỷ đồng có được sử dụng đúng mục đích được nêu tại Kế hoạch sử dụng vốn sửa đổi hay không”, báo cáo kiểm toán viết.

Không chỉ liên quan đến sử dụng vốn, KPMG cũng lưu ý người độc về việc Ban lãnh đạo tiền nhiệm của JVC đã thực hiện các giao dịch bảo lãnh cho 2 công ty liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc mà chưa được ĐHCĐ phê duyệt như quy định về quản trị công ty đại chúng, thực hiện các giao dịch bán hàng, mua hàng, tạm ứng, thanh toán hộ, đầu tư góp vốn vào các dự án liên kết thiết bị y tế với các bên liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban giám đốc mới bị phát hiện trong năm.

Như vậy, chính các giao dịch này là nguồn cơn của những khoản trích lập dự phòng khổng lồ mà JVC đã phải thực hiện.

"Sự cố" JVC và kỳ vọng thị trường chứng khoán 2016
Thời khắc bước sang năm mới là lúc chúng ta tĩnh tâm nhìn lại những gì còn tồn tại của năm qua. Trên sàn chứng khoán 2015, một cú sốc đáng nhớ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư