Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Thiếu thông tin thị trường cho khu vực miền núi, biên giới
Thu Lê - 25/07/2015 10:13
 
“Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của nước ta có trên 130 huyện; trên 200 huyện có xã thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, có khoảng 48 triệu dân, chiếm gần hơn một nửa dân số của cả nước. Đời sống của nhân dân tại các vùng dân tộc và miền núi nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Các dân tộc sinh sống trên khu vực này đều có trình độ phát triển thấp”. Đó là những thông tin vừa được đề cập tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thông tin thị trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới trong hội nhập” do Bộ Công Thương, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

.
Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thông tin thị trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi,  biên giới trong hội nhập”

 

Tại hội thảo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã khẳng định: “Từ nhiều năm qua, công tác tìm thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trong đó, vai trò của thông tin, truyền thông luôn được xem là kênh thông tin chủ đạo, định hướng dư luận”.

Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã có nhiều đề án thông tin phục vụ phát triển đầu tư, kinh tế, thương mại… nhưng mảng thông tin thị trường phục vụ đồng bào vùng dân tộc, miền núi và biên giới nói chung trong giai đoạn hội nhập vẫn chưa đặt xứng với tầm quan trọng đó. Mục tiêu của việc thông tin về thị trường để thay đổi căn bản tập quán sản xuất, canh tác; hạn chế tình trạng tự phát, phụ thuộc hoàn toàn vào biến động thị trường chưa đạt được.

Tình trạng người dân tộc, miền núi, biên giới phá rừng để làm nương dẫy vẫn diễn ra. Hay tình trạng đói giáp hạt vẫn còn tồn tại. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo khu vực này vẫn còn cao gấp hơn 3 lần bình quân cả nước.Trong khi đó, Việt Nam hiện đã ký kết 8 hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương ở các mức độ khác nhau, lộ trình giảm thuế đang được đẩy mạnh, tiến tới xóa bỏ thuế quan giai đoạn đến năm 2020. Theo phân tích của các chuyên gia tại hội thảo thì nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng nhiều thành quả từ sự hội nhập sâu rộng này. Song, nó sẽ đặt ra rất nhiều thách thức lớn. Trong đó có việc sản xuất và tiêu thụ nông lâm, thủy hải sản vùng dân tộc, miền núi và biên giới dễ bị ảnh hưởng, tổn thương nếu thiếu thông tin.

“Bởi vậy, hơn lúc nào hết, thông tin thị trường cần phải được xem như là một công cụ sản xuất của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới – đó là công cụ đặc biệt, không chỉ tạo ra sản phẩm, giá trị gia tăng của hàng hóa mà còn đưa được chính sách quản lý của Nhà nước đi vào thực tế nhanh chóng và hiệu quả hơn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng dân tộc, miền núi và biên giới”, ông Hải khẳng định.

Theo Hoàng Xuân Lương, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân để cải thiện tình trạng này, cần phải tập trung phát triển các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa, xây dựng một số chuỗi ngành hàng chiến lược phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, với trọng tâm là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm kết nối thị trường cho các sản phẩm được đầu tư phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào vùng dân tộc, miền núi và biên giới tham gia cung cấp dịch vụ công ích, hỗ trợ phát triển sản xuất kết nối với thị trường và nâng cao trình độ nhận thức, thể trạng của bà con dân tộc khu vực này.

Người Việt muốn kinh tế thị trường, nhưng vẫn thích nhà nước “ôm ấp”
Gần 90% người dân tham gia cuộc khảo sát của VCCI mới đây cho rằng, kinh tế thị trường là ưu việt nhưng có tới 75% người ủng hộ bình ổn giá...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư