Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thời điểm người mua ô tô "hưởng lợi" từ CPTPP
H.Đ - 29/01/2019 05:36
 
Bộ Tài chính vừa ban hành Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2019-2022.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Với thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính đưa ra đề xuất Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế. Trong đó, 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. 86,5% thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Và đến năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực, 97,8% số dòng thuế về 0%. Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Một số mặt hàng như ôtô con có dung tích xi lanh từ 3000 cc trở lên sẽ xoá bỏ thuế quan vào năm thứ 10, còn sắt thép, xăng dầu vào năm thứ 11. Mặt hàng dệt may, giày dép, gạo, phân bón xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Nhựa và sản phẩm nhựa; hóa chất và sản phẩm hóa chất; giấy, đồ gỗ... phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4. Thuốc lá điếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 16.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất phần lớn các mặt hàng đang áp dụng thuế xuất khẩu, cơ bản theo lộ trình sẽ cắt giảm thuế từ 5-15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu...

Dự thảo được ban hành sau khi Việt Nam là quốc gia thứ 7 thực thi CPTPP từ ngày 14/1. Với CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết với hoạt động mua sắm công; lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử...

Bộ Tài chính cho biết, để thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, cơ quan này cần xây dựng và ban hành Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo từng giai đoạn, trước mắt là cho giai đoạn từ ngày 14/1/2019 đến hết ngày 31/12/2022.

Cơ quan soạn thảo cũng nhấn mạnh, Nghị định nhằm thực hiện đúng cam kết của Việt Nam tại Hiệp định CPTPP, đảm bảo tính tương thích của Nghị định với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, bao gồm việc tuân thủ Hiệp định Hải quan ASEAN.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô phát triển
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình thực hiện Nghị định số...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư