Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Cần Thơ
Thới Lai phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện
Huy Tự - 14/05/2022 17:31
 
Tiếp giáp với các quận, huyện của TP. Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, huyện Thới Lai có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, thương mại và dịch vụ.
Khu phố thương mại Chợ trung tâm Thới Lai ngày một khang trang
Khu phố thương mại Chợ trung tâm Thới Lai ngày một khang trang

Cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Tuy xuất phát điểm còn thấp, nhưng Thới Lai đã phát huy hiệu quả nội lực, dồn sức cho xây dựng cơ bản, kiến thiết hạ tầng, đề ra chủ trương đúng đắn, kịp thời, phát huy lợi thế lớn của huyện là vùng chuyên canh lúa hàng hóa chất lượng của TP. Cần Thơ và của vùng.

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng tình hình kinh tế của Thới Lai trong năm nay vẫn phát triển tốt, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

Thế mạnh của Thới Lai là xây dựng có hiệu quả mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “cánh đồng lúa sạch”, vận động nông dân trồng lúa chất lượng cao để xuất khẩu, thực hiện tốt cải cách hành chính giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để tăng cường đầu tư và thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, với mục tiêu sớm hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao, theo chuỗi giá trị gia tăng, giảm chi phí, định hướng quy mô lớn gắn kết với tiêu thụ nông sản địa phương, hướng đến vùng cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cho các nhà máy chế biến lương thực trong vùng, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, vận động, hỗ trợ và chuẩn bị tốt mặt bằng để triển khai nhanh các dự án.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của huyện Thới Lai đạt 58,2 triệu đồng/người, người 100,3% kế hoạch, cao hơn 6,44 triệu đồng/người so với năm 2020. Đây là kết quả rất phấn khởi trong điều kiện có nhiều khó khăn do dịch Covid-19, đồng thời cũng là động lực, là tiền đề thuận lợi để huyện tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, huy động tốt các nguồn lực đầu tư và phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa thu nhập và đời sống cho nhân dân trong huyện.

Ông Nguyễn Thành Út, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thới Lai

Năm 2021 và 3 tháng đầu năm nay, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện, cùng quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, huyện đã nỗ lực kiểm soát tốt Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp duy trì, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thành, thu nhập của người nông dân được cải thiện đáng kể, với trên 9 liên kết để phát triển mô hình cánh đồng lớn gắn hợp đồng bao tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học - kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và ổn định đầu ra.

Thới Lai hiện có 2 dự án phục vụ chỉnh trang, nâng cấp và phát triển đô thị đã cơ bản hoàn thành, hình thành nên những dãy nhà phố khang trang, hiện đại, có chợ, trung tâm thương mại...

Ngoài ra, huyện còn tập trung nguồn vốn xây dựng cơ bản khá lớn để thực hiện các công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần nâng cấp đô thị theo hướng khang trang, hiện đại cho đô thị trung tâm huyện. Đồng thời, tổ chức hội nghị công bố công khai Quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Thới Lai và Kế hoạch Sử dụng đất năm 2022 của huyện Thới Lai và triển khai thực hiện Kế hoạch Sử dụng đất năm 2022.

Dồn sức cho hạ tầng

Từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ của Thới Lai đã ổn định và tăng trưởng trở lại sau thời gian bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.910,963 tỷ đồng, bằng 40,66% kế hoạch (4.700 tỷ đồng), tăng 6,17% so với cùng kỳ năm 2021; có 571 cơ sở với 2.170 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ là 1.758,478 tỷ đồng, đạt 50,24% kế hoạch (3.500 tỷ đồng), tăng 10,17% so với cùng kỳ năm 2021, với 5.843 cơ sở, tạo việc làm và thu nhập cho gần cho 14.000 lao động. Thới Lai đang tiếp tục tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân và các doanh nghiệp duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả Covid-19.

Ông Nguyễn Thành Út, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thới Lai cho biết: “Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của huyện Thới Lai đạt 58,2 triệu đồng/người, người 100,3% kế hoạch, cao hơn 6,44 triệu đồng/người so với năm 2020. Đây là kết quả rất phấn khởi trong điều kiện có nhiều khó khăn do dịch Covid-19, đồng thời cũng là động lực, là tiền đề thuận lợi để huyện tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, huy động tốt các nguồn lực đầu tư và phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa thu nhập và đời sống cho nhân dân trong huyện”.

Năm qua, tuy còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng Thới Lai đã huy động các nguồn lực đầu tư xã hội và tranh thủ khá tốt sự hỗ trợ của Thành phố, Trung ương để đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng trên địa bàn và chăm lo cho người dân. Đồng thời, chú trọng kêu gọi đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, gắn với việc nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, huyện đã được Thành phố đầu tư nâng cấp tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn huyện là Đường tỉnh 922 và kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị mới, chợ Thới Lai. Đồng thời, huyện đầu tư thực hiện 8 công trình nâng cấp, sửa chữa cầu và xây dựng 19 tuyến lộ giao thông nông thôn, triển khai 39 công trình thủy lợi... Từ đó, diện mạo đô thị và nông thôn đổi mới, phát triển và huyện có thêm nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện tại, Thới Lai tập trung đẩy giải ngân vốn đầu tư công cho xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm, kết hợp xây dựng nông thôn mới nâng cao và chỉnh trang bộ mặt đô thị. Tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết các khó khăn vướng mắc các dự án đang triển khai thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; phát triển ngành nghề truyền thống và sản phẩm OCOP.

Bộ GTVT chỉ đạo ACV sớm đưa Sân bay Cần Thơ khai thác 24/7
Việc cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đảm bảo khai thác 24/7 sẽ giúp cho sân bay này có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế trong các khung giờ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư