
-
Gỡ “điểm nghẽn” để quản lý dược đảm bảo thông thoáng
-
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
-
Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm
-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em
-
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em -
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt
Ông M., 73 tuổi, sống tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng nề do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
![]() |
Độ ẩm cao từ 80-90% trong thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh, đặc biệt là phế cầu khuẩn và các virus gây nhiễm trùng hô hấp như rhinovirus, adenovirus và virus cúm. |
Đây là tình trạng mà các triệu chứng hô hấp từ giai đoạn ổn định bỗng trở nên xấu đột ngột, làm giảm chức năng phổi nghiêm trọng. Đợt cấp COPD có thể gây thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và gây ra các tổn thương ở não, thậm chí đe dọa tính mạng.
Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được chuyển tới Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để thở oxy và nhận hỗ trợ điều trị tích cực. Sau bốn ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và được chuyển về Khoa Hô hấp để tiếp tục theo dõi.
TS.Phạm Thị Lệ Quyên - người điều trị cho bệnh nhân cho biế, ông M. mắc COPD từ nhiều năm trước và còn có các bệnh nền như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và bệnh mạch vành (đã đặt stent).
Trường hợp của ông M. là ví dụ điển hình về sự nguy hiểm của việc bệnh COPD đột ngột trở nặng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa nồm ẩm ở miền Bắc. Thời tiết này tạo điều kiện cho các loại virus và vi khuẩn phát triển, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn trong quá trình điều trị COPD.
Cụ thể, khi người bệnh COPD có đợt cấp dẫn đến suy hô hấp và thiếu oxy, điều này làm tăng gánh nặng cho tim, có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Đái tháo đường cũng làm giảm khả năng chống nhiễm khuẩn, dễ dẫn đến các bệnh lý viêm phổi nặng. Ngoài ra, hội chứng ngưng thở khi ngủ chưa được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp khi ngủ, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường.
Bác sỹ Quyên cho biết, dấu hiệu rõ ràng của một đợt cấp COPD là khó thở. Người bệnh cảm thấy lồng ngực bị bóp nghẹn, không thể hít vào đủ không khí.
Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc chỉ làm các hoạt động nhẹ. Đặc biệt với những người có bệnh nền, tình trạng suy hô hấp có thể tiến triển rất nhanh và đe dọa tính mạng."
Với ông Minh, bác sỹ đã áp dụng phác đồ điều trị COPD đợt cấp, bao gồm thở oxy, sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc kháng viêm và kháng sinh (nếu có nhiễm trùng).
Đồng thời, huyết áp và đường huyết của ông cũng được kiểm soát chặt chẽ. Hiện tại, ông Minh vẫn đang được điều trị và theo dõi sát tại Khoa Hô hấp.
Từ giữa tháng 1 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp nhận nhiều bệnh nhân COPD đột ngột trở nặng, chủ yếu là người lớn tuổi và có các bệnh lý nền như tim mạch, tăng huyết áp.
Bác sỹ Quyên cho biết, độ ẩm cao từ 80-90% trong thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh, đặc biệt là phế cầu khuẩn và các virus gây nhiễm trùng hô hấp như rhinovirus, adenovirus và virus cúm.
Ngoài ra, thiếu ánh sáng mặt trời và không khí lưu thông kém khiến các tác nhân gây bệnh tích tụ trong không khí và tấn công hệ hô hấp. Nấm mốc và mùi hôi cũng là tác nhân dễ gây kích ứng đường thở, đặc biệt đối với bệnh nhân COPD.
"Bệnh nhân COPD thường là người cao tuổi, hệ miễn dịch suy yếu, cộng thêm đường thở bị co thắt và thu hẹp. Nếu họ bị nhiễm cúm hoặc các virus, vi khuẩn trong môi trường nồm ẩm, tình trạng viêm sẽ trở nên nặng hơn. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể gặp khó thở, tím tái, thậm chí suy hô hấp", bác sỹ Quyên cảnh báo.
Để hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng, người bệnh COPD, đặc biệt là những người có bệnh nền, cần chủ động bảo vệ sức khỏe. Họ nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng phổi như bụi, khói, dầu đốt.
Bệnh nhân cũng cần hạn chế ra ngoài nơi đông người, đặc biệt trong mùa lạnh để tránh nhiễm cúm và các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, việc uống đủ nước để làm loãng dịch nhầy và thông thoáng đường thở là rất quan trọng.
Tiêm phòng cúm hàng năm và các vắc xin phòng ngừa viêm phổi như vắc xin phế cầu là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, giúp ngăn ngừa đợt cấp của COPD. Bệnh nhân cần duy trì phác đồ điều trị, tái khám định kỳ để đảm bảo tình trạng bệnh luôn được kiểm soát.
-
Nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể tử vong nhanh
-
Tin mới y tế ngày 21/2: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
-
Gỡ “điểm nghẽn” để quản lý dược đảm bảo thông thoáng
-
Tin mới y tế ngày 20/2: Hà Nội chuẩn bị phương án đối phó với tình trạng tăng cao ca mắc cúm và sởi
-
Thời tiết nồm ẩm nguy hiểm với bệnh nhân mạn tính -
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025 -
Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm -
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em -
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em -
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tăng giá thuốc điều trị cúm để trục lợi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu