
-
Đồng ý kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu đến hết năm 2023
-
USD suy yếu tạo động lực cho giá vàng đi lên
-
VPBank và lời hứa “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
-
Vàng được dự báo tăng trong tuần này
-
Khoảng 540.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, thị trường kém sôi động quý 2/2022 -
Sacombank 4 năm liên tiếp đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt"
![]() |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. |
Chia lửa với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong buổi chất vấn sáng nay (12/11), liên quan đến chính sách tiền tệ và gói kích cầu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, chính sách tiền tệ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính, là điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, vĩ mô và đảm bảo an toàn, khả năng chi trả của hệ thống. Vì vậy, việc xem xét các công cụ chính sách trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ trên hai mục tiêu này, đồng thời đảm bảo cân đối lớn của vĩ mô.
Về ổn định vĩ mô, Thống đốc cho rằng, năm 2021, chỉ tiêu đạt lạm phát dưới 4% có thể đạt được, nhưng năm 2022, rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn. Khi nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Kinh tế Việt Nam lại có độ mở rất lớn, tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP hơn 200% nên rủi ro nhập khẩu lạm phát là rất lớn.
Hiện nay, hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới đã phải dừng chính sách nới lỏng tiền tệ, có 65 lượt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới, cho thấy áp lực điều hành chính sách tiền tệ rất lớn.
Về đảm bảo an toàn hệ thống, Thống đốc cho hay, nợ xấu có dấu hiệu tăng nhanh. Thời gian qua, các ngân hàng đã nỗ lực giảm lãi suất bằng chính nguồn lực tài chính của mình chứ không phải bằng tiền ngân sách. Khi nợ xấu tăng, các ngân hàng lại phải dùng nguồn lực của mình để xử lý nợ xấu.
“Nếu tình hình tài chính ngân hàng suy giảm sẽ ảnh hưởng khả năng chi trả và an toàn hệ thống. Việt Nam cũng từng có bài học lớn do tăng trưởng tín dụng cao. Năm 2008, chúng ta thực hiện gói hỗ trợ lãi suất, lạm phát năm 2011 có lúc lên tới 18%. Cho nên, nếu kích cầu không tính toán cẩn thận, lạm phát sẽ quay trở lại. Chính vì vậy, NHNN đã chỉ đạo toàn hệ thống tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất song vẫn phải đảm bảo tỷ lệ an toàn của từng tổ chức tín dụng cũng như cả hệ thống để tránh tác động lan truyền”, Thống đốc khẳng định.
Liên quan đến gói hỗ trợ lãi suất, Thống đốc cho biết đang phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, liều lượng hợp lý trên cơ sở đảm bảo an toàn, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

-
VPBank và lời hứa “Vì một Việt Nam thịnh vượng” -
Vàng được dự báo tăng trong tuần này -
Khoảng 540.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, thị trường kém sôi động quý 2/2022 -
Sacombank 4 năm liên tiếp đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt" -
MyVIB được vinh danh là ứng dụng Ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam -
Lãi suất ngân hàng: Yêu cầu giảm, một số nơi làm ngược lại? -
Ngân hàng Nhà nước "hứa" xử lý nhóm cổ đông lớn chi phối hoạt động tổ chức tín dụng
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop
-
B2bmart bật mí chương trình Flash Sale khủng đến 49%
-
Mời thầu thi công phần thô, hoàn thiện mặt ngoài dự án Kim Chung - Di Trạch (lần 5)
-
FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
-
Thị trường biến động, kênh đầu tư nào chiếm thế ưu?