
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp
-
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025 -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
![]() |
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng |
Ngày 27/5/2025, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” của ngành Ngân hàng gắn với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trước đó, NHNN đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thực hiện Nghị quyết 57 là: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy; Hoàn thiện thể chế, chính sách; Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng; Phát triển, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao; (5) Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý; Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; Tăng cường hợp tác quốc tế.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng khẳng định, việc phát động triển khai 2 phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm: Thúc đẩy sự vào cuộc đồng bộ và phát huy sức mạnh tổng thể của toàn ngành ngân hàng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Phổ cập những tri thức cơ bản về chuyển đổi số với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm và hiệu quả nhất; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của ngành, của đất nước.
Theo số liệu thống kê nhanh từ một số ngân hàng thương mại cho thấy, các ngân hàng đã đi rất nhanh, mạnh trong hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tính riêng từ năm 2024 đến nay, nhiều ngân hàng đã xây dựng và triển khai trên thực tế số lượng lớn các sáng kiến cải tiến quy trình hoạt động, chuyển đổi số, một số ngân hàng có hơn 100 sáng kiến/năm, tiêu biểu như: BIDV (299 sáng kiến số/ tổng số 729 sáng kiến/năm); TPBank (135 sáng kiến số /150 sáng kiến); Agribank (120 sáng kiến số); VIB (101 sáng kiến); VietinBank (100 sáng kiến số); Shinhan Bank Việt Nam (69/166 sáng kiến); Vietcombank (98 sáng kiến).
Đồng thời, số lượt cán bộ của các Ngân hàng đã được bồi dưỡng về chuyển đổi số, công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong thời gian từ 2022 đến 15/5/2025 cũng ghi nhận những con số rất ấn tượng, tiêu biểu như: VietinBank (90.825 lượt học); MB (55.402 lượt học); Techcombank (50.942 lượt học); Agribank (47.148 lượt học); BIDV (38.985 lượt học); VIB (35.627 lượt học).
Riêng NHNN có 7 năm liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ và nhiều lần được biểu dương về tính tiên phong, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, chuyển đổi số là con đường tất yếu để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Toàn ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tiên phong, đi đầu trong chuyển đổi số để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Theo Thống đốc, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá, động lực chính để đất nước ta phát triển trong kỷ nguyên mới. Chính vì vậy, để thay đổi tư duy, nhận thức và thành công trong công cuộc chuyển đổi số thì mỗi cán bộ ngân hàng dù ở bất cứ vị trí nào cũng cần nâng cao kiến thức số, từ đó đóng góp thiết thực vào nâng cao hiệu quả công việc của đơn vị, đồng thời góp phần hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số ở các cơ quan, bộ, ngành và cả nền kinh tế. Bởi lẽ, để tiến tới nền kinh tế số, ngành Ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng.
Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” do Thủ tướng Chính phủ phát động và phong trào “Bình dân học vụ số” theo kế hoạch 01-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lời hiệu triệu mạnh mẽ về khát vọng vươn lên, làm chủ công nghệ và tương lai số của đất nước ta. Đây là các phong trào thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Thống đốc khẳng định, phong trào thi đua là lời cam kết của ngành Ngân hàng trong việc đồng hành cùng đất nước trên hành trình phổ cập kỹ năng số đến từng tổ chức, cá nhân, không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số.
Người đứng đầu NHNN cũng lưu ý ngành ngân hàng tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng và phát triển nguồn nhân lực số; Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến số có tính thực tiễn, khả thi cao nhằm cải tiến quy trình công việc, mô hình vận hành; biểu dương, khen thưởng các cán bộ có thành tích nổi trội về số, có các sáng kiến tiêu biểu.
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng -
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025 -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng