-
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025 -
Đồng Tháp hợp lực đưa đàn sếu đầu đỏ trở về làm tổ -
30 năm UNESCO vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long -
TP.HCM đặt mục tiêu đón hơn 53 triệu lượt khách trong năm 2025 -
Quảng Ngãi: Nghề muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia -
Gia tăng sức hút từ các giá trị của vịnh Hạ Long
Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ngành, địa phương giải quyết nhiều điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phục hồi du lịch theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ (Nghị quyết số 82).
Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, từng bước phục hồi sau Covid-19, nhưng du lịch Việt Nam còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là trong công tác hoạch định chính sách và chiến lược dài hạn. Một trong những nguyên nhân là do công tác điều tra, thống kê du lịch còn bất cập, chưa có nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, đồng bộ để xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phù hợp.
Thực tế, không ít chủ hãng lữ hành bày tỏ sự hoang mang trước những số liệu “đẹp như mơ” từ một số sở du lịch. Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Công ty Flamingo Redtour, có nhiều chỉ số chưa giúp phân biệt được đâu là khách du lịch thuần tuý, đâu là khách đi công tác, chưa thống kê được việc khách di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác. Đây là hạn chế, khiến công tác đánh giá thực chất hoạt động du lịch chưa chuẩn.
Về vấn đề này, PGS-TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, các địa phương cần thống kê chính xác và hiểu cho đúng lượng khách đến. Trong đó, bao nhiêu khách ở lại lưu trú, chi tiêu, bao nhiêu khách chỉ quá cảnh trong ngày rồi đi tới điểm khác, nguồn khách thống kê từ đâu… “Số quá đẹp mà thực tế khó khăn sẽ dẫn đến việc Chính phủ không xem xét chính sách gỡ khó, không cần cho thêm cơ chế đặc thù vì thấy đang tốt quá rồi. Các doanh nghiệp thì vừa áp lực, vừa mặc cảm không hiểu vì sao thị trường sôi động thế mà mình vẫn chật vật”, ông Lương nói.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực triển khai, ngày 15/1, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện 06/CĐ-TTg về nâng cao hiệu quả công tác thống kê du lịch để đánh giá, hoạch định chính sách và thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương phổ biến và triển khai nền tảng số về quản trị và kinh doanh du lịch theo Nghị quyết số 82, hoàn thành trong quý II/2024.
Trên cơ sở nền tảng này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thống kê du lịch; tổ chức kết nối, cập nhật đầy đủ, kịp thời, thông suốt dữ liệu từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tới cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt với Bộ Công an đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu về du lịch với dữ liệu quốc gia về dân cư, nhất là việc triển khai ứng dụng trên VNeID để việc thống kê, quản lý khách du lịch thuận lợi, đồng bộ, chính xác; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai điều tra thông tin khách du lịch theo Chương trình Điều tra thống kê Quốc gia; xây dựng và triển khai Kế hoạch áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch theo khuyến nghị của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), hoàn thành trong tháng 9/2024.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, bảo đảm thống kê, tính toán chính xác thu nhập từ hoạt động du lịch; chia sẻ dữ liệu chuyên ngành để triển khai hiệu quả và toàn diện phương pháp thống kê tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan rà soát, thống nhất hoàn thiện ngay các chỉ tiêu, phương pháp thống kê du lịch, bảo đảm đầy đủ, khoa học, kịp thời, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế, hoàn thành trong tháng 6/2024; đẩy nhanh việc áp dụng phương pháp thống kê tài khoản vệ tinh du lịch trong năm 2024.
Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch; các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về chế độ báo cáo thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; phối hợp triển khai có hiệu quả việc áp dụng phương pháp thống kê tài khoản vệ tinh du lịch trên địa bàn, kịp thời báo cáo những vướng mắc, khó khăn khi triển khai áp dụng.
-
Đồng Tháp hợp lực đưa đàn sếu đầu đỏ trở về làm tổ -
Hà Nội: Sắp có Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc trong 4 ngày -
Legend Valley Hotel: Nơi gặp gỡ giữa thể thao, nghỉ dưỡng và phong cách sống đẳng cấp -
30 năm UNESCO vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long -
TP.HCM đặt mục tiêu đón hơn 53 triệu lượt khách trong năm 2025 -
Quảng Ngãi: Nghề muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia -
Gia tăng sức hút từ các giá trị của vịnh Hạ Long
-
1 Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu -
2 Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
3 Việt Nam sẵn sàng tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
4 Hà Nội: Chung cư chưa có sổ hồng nhưng vẫn có giá lên tới 85 triệu đồng/m2 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/12
- Xu hướng đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel