-
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi -
Nguy cơ tổn thương não, ngưng tim vì “bắt pen” -
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
Theo đó, Trường THCS Bình Minh, thôn Sinh Quả, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai có tổng số 1.037 học sinh, nhà trường không tổ chức ăn bán trú.
Khoảng 13h20 phút ngày 30/9, tại cổng trường có một nhóm người lạ phát miễn phí sản phẩm Trà mật ong Boncha vị ô long đào cho học sinh Trường THCS Bình Minh, trong đó có 263 học sinh đã uống sản phẩm này.
Ảnh minh họa. |
Đến 14h36 phút cùng ngày, học sinh đầu tiên có triệu chứng đau bụng, buồn nôn là em N.H.H (lớp 6A). Sau đó, nhà trường đưa em đến Trạm Y tế xã và chuyển đến Bệnh viện đa khoa Thanh Oai.
Đến 22h cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa Thanh Oai tiếp nhận thêm 12 bệnh nhi có cùng triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đến từ Trường THCS Bình Minh. Tại đây, các em này được chẩn đoán, theo dõi ngộ độc thực phẩm.
Tính đến 9h ngày 1/10, 13 học sinh (gồm: 1 học sinh khối 6; 7 học sinh khối 7; 5 học sinh khối 8) sức khỏe ổn định.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, giám sát, xác minh nguyên nhân xảy ra sự việc.
Về kết quả điều tra thực phẩm liên quan, theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, các sản phẩm học sinh đã sử dụng là trà mật ong Boncha vị ô long đào, thể tích 450ml, trên nhãn sản phẩm có ghi thông tin cụ thể sản phẩm của Công ty cổ phần Uniben, số 32, VSIP II-A đường số 30, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II - A, phường Vĩnh Tân, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, có ngày sản xuất: 22-9-2024, hạn sử dụng: 22/9/2025, số tự công bố: 01/UNIBEN/2024 phù hợp theo QCVN 6-2:2010/BYT.
Ngoài sản phẩm trên còn có nước C2 hương ổi hồng chanh dây, thể tích 450ml, sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, số 42 VSIP Đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, thành phố Thận An, tỉnh Bình Dương; sản xuất tại: Công ty TNHH URC Việt Nam, nhà máy 1: Số 26 đường số 6, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nhà máy 2: Số 42 VSIP Đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, TP.Thận An, tỉnh Bình Dương.
Đến 18h30 phút ngày 30/9, cơ quan chức năng đã thu nhận được 234 chai trà mật ong Bonchavị ô long đào và 2 chai nước C2 hương ổi hồng chanh dây, trong đó đã sử dụng 98 chai, còn lại 136 chai chưa sử dụng.
Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Thanh Oai tiến hành niêm phong và bàn giao cho Công an huyện.
Đoàn điều tra cũng đã lấy 2 mẫu sản phẩm nêu trên gửi tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để tiến hành kiểm nghiệm và hiện chưa có kết quả.
Từ sự việc này, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh TP.Hà Nội yêu cầu tiếp tục theo dõi, giám sát sức khỏe của các học sinh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng, phụ huynh học sinh về kiến thức việc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi có biểu hiện nghi ngờ sử dụng thực phẩm không an toàn, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần tiếp tục triển khai các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 3527/KH-SYT ngày 30-7/2024 của Sở Y tế Hà Nội về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Trước đó, Hà Nội cũng có vụ việc nhiều học sinh Trường THCS Nguyễn Quý Đức (quận Nam Từ Liêm) đau đầu, buồn nôn khi cùng ăn một loại kẹo không rõ nguồn gốc, bao bì in chữ nước ngoài. Đây là các học sinh không ăn bán trú, không ngủ trưa ở trường.
Theo lời kể lại của các em, trên đường đi đến trường, các học sinh này mua một loại kẹo (không rõ nguồn gốc, vỏ bao kẹo màu xanh, chữ nước ngoài) và cùng chia nhau ăn. Sau khi học sinh ăn xong khoảng 45 phút thì có dấu hiệu mệt, đau đầu, buồn nôn.
Ghi nhận thực tế của phóng viên tại một số trường học tại Hà Nội, cho thấy tại cổng trường dễ dàng nhận thấy các hàng quán hàng, xe đẩy bày bán la liệt nhiều đồ ăn vặt đa dạng mẫu mã khác nhau mời chào học sinh sau mỗi giờ tan học.
Các loại kẹo, bim bim chỉ ghi nhãn mác nước ngoài, giá của mỗi loại từ 5.000 đồng/gói. Đặc điểm chung của các đồ ăn này hoặc là không có nhãn mác, hoặc là có nhãn mác bằng chữ nước ngoài, không tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, bày bán lộ thiên và được che đậy sơ sài.
Khi được hỏi về nguồn gốc của những que xiên này, người bán hàng cho hay, đồ này không rõ từ đâu do nhập hàng về bán nhiều nên được các xưởng chế biến giao hàng tận nơi.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, các loại đồ ăn, thức uống bày bán ở cổng trường học rất phong phú, màu sắc bắt mắt, rẻ tiền và hấp dẫn trẻ nhỏ như xúc xích, que cay, thạch dừa, nước ngọt có ga…mọc lên như nấm khu vực xung quanh trường học.
Phần nhiều trong số này không có nhãn mác hoặc có nhãn mác chữ nước ngoài. Giá của những đồ ăn vặt này cũng rất rẻ với học sinh, chỉ 1.000-5.000 đồng mỗi loại.
Thiết nghĩ, thức ăn đường phố sở dĩ thu hút thực khách bởi giá rẻ và dễ tiếp cận. Nhưng giới chuyên gia cũng nhận định, giá rẻ kèm theo tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Theo các chuyên gia y tế, tất cả thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản và chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đều có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70-80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli, gây tiêu chảy, bệnh đường ruột.
Ngoài nguy cơ ngộ độc cấp tính, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, khó thở…, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, sản xuất không đúng quy trình bày bán ở gần cổng các trường học còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại lâu dài cho sức khỏe mà không có biểu hiện ngay ra bên ngoài, gây ra các bệnh mạn tính như: Béo phì, tim mạch, đái tháo đường, thậm chí gây ung thư.
Để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với các loại kẹo lạ, ảnh hưởng đến sức khỏe cha mẹ tuyệt đối không cho tiền con mua đồ ăn vặt tại trường.
TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, các bậc phụ huynh cần hạn chế ăn vặt đối với trẻ, nhắc nhở trẻ ăn những loại đồ ăn rõ nguồn gốc, không ăn, uống thực phẩm lạ ngoài khu vực trường học. Bởi những sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ngộ độc.
Trường hợp trẻ ăn phải các loại kẹo lạ, xuất hiện dấu hiệu hưng phấn, kích thích, đau đầu hay buồn nôn, thầy cô giáo và bố mẹ cần đưa ngay trẻ tới ngay các cơ sở y tế.
Khi trẻ mang các sản phẩm kẹo lạ về nhà, cha mẹ cần quan sát, không nên để trẻ ăn. Nếu trẻ đã ăn phải kẹo lạ, cha mẹ nên theo dõi sát biểu hiện của con.
Thông thường, nếu thực phẩm có vấn đề, trẻ sẽ có các phản ứng, triệu chứng biểu hiện sau khi ăn khoảng 15 - 30 phút. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc những biểu hiện kích thích, mệt mỏi, khó thở, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ xử lý.
Hiện nay, các lại kẹo lạ, màu sắc bắt mắt có rất nhiều loại, không chỉ có nguy cơ gây ngộ độc mà nguy hiểm hơn còn có thể chứa các chất gây nghiện, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trước đây, Trung tâm từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc do sử dụng ma túy dưới dạng thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát.
Việc sử dụng thực phẩm chứa ma túy có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc tức thời như thần kinh bị lẫn lộn, hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần; loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tụt huyết áp, suy hô hấp...thậm chí dẫn đến tử vong.
Không những thế, ngộ độc cần sa qua đường hít hay ăn uống có thể dẫn tới tình trạng giảm khả năng phối hợp động tác, giảm khả năng phán xét, gây ức chế thần kinh trung ương, rối loạn ý thức.
Đặc biệt, trẻ em có thể bị hôn mê tới 36 giờ nếu sử dụng các loại bánh, kẹo, nước ngọt có chứa chất này. Ma túy tổng hợp tinh chất có giá thành cao, nhưng loại kẹo chứa ma túy thường được làm từ loại không tinh chất, giá thành rẻ.
"Mục đích của đối tượng xấu là lôi kéo học sinh sử dụng các loại bánh, kẹo, nước ngọt giá rẻ, sau đó dùng đến các sản phẩm đắt tiền hơn”, TS.Nguyễn Trung Nguyên cho biết thêm.
Vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ không nên cho con tiền để hạn chế nguy cơ trẻ mua đồ ăn vặt không đảm bảo an toàn bày bán trước cổng trường.
-
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ: Những nguy cơ cần được lưu ý -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm -
Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật -
Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt -
Tin mới y tế ngày 13/10: Tiêm vắc-xin sởi tại TP.HCM đạt tỷ lệ cao -
Giảm cân vì gan nhiễm mỡ, cao huyết áp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk