
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ông Lê Trung Chinh vừa có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Nam do ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn, về tình hình phối hợp giữa 2 địa phương trong dự án khơi thông sông Cổ Cò.
UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò đoạn qua địa phận Đà Nẵng thuộc danh mục các dự án của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cấp khoảng 245 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn.
Hiện nay, Đà Nẵng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai các bước chuẩn bị đầu tư của dự án; dự kiến trong tháng 5 sẽ phê duyệt tất cả hồ sơ.
Về phía Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, dự án sông Cổ Cò dự kiến có tổng kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 340 tỷ đồng.
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam tại buổi làm việc với UBND. TP. Đà Nẵng |
Tại buổi làm việc, hai địa phương thống nhất thời gian khớp nối, thông luồng toàn tuyến dòng sông Cổ Cò trước tháng 9/2020.
Ngoài ra, hai địa phương cũng thống nhất phương án thành lập Ban Điều phối Dự án khơi thông sông Cổ Cò do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng ban; thành viên là lãnh đạo các sở, ngành chức năng có liên quan của hai địa phương.
Đối với các công trình hạ tầng hai bên bờ sông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng, hai địa phương cần thống nhất các chuẩn thiết kế kỹ thuật như: thông số khẩu độ thông thuyền của các cầu qua sông; thông số thiết kế hệ thống kè và đường hai bên bờ sông… đảm bảo sự đồng bộ trên toàn tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền lưu thông khu vực này. Đồng thời, cũng cần có sự hài hòa, tương đồng trong thiết kế các cầu qua sông và hệ thống kè, trên tiêu chí đề cao tính thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cảnh quan dọc tuyến sông.
Sông Cổ Cò đoạn qua địa phận của tỉnh Quảng Nam |
Ông Lê Trí Thanh đề xuất hai địa phương có sự phối hợp trong quy hoạch hệ thống các điểm dừng chân, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch dọc tuyến sông Cổ Cò một cách hiệu quả nhất, nhằm đẩy mạnh, khai thác tối đa tiềm năng du lịch đường sông của hai địa phương.

-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 -
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng