-
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị nóng về tăng cường bảo đảm an toàn hàng không -
Chi nhánh Din Capital tại Quảng Ngãi bị truy thu hơn 4,4 tỷ đồng tiền thuế -
Bình Định chỉ thu hồi dự án khi nhà đầu tư hết khả năng -
Bắc Ninh mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề -
Phá đường dây buôn lậu hàng tấn vàng từ Trung Quốc, Campuchia -
Phá đường dây đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng
Dự án số 119, đường K2, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), nơi bị cáo Cao Minh Tâm và đồng bọn “rút ruột” công trình |
Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đang thụ lý vụ án “Tham ô tài sản”, liên quan tới bị cáo Cao Minh Tâm, cựu Giám đốc Công ty CIPC.
Cùng tội danh trên, 5 thuộc cấp của ông Tâm cũng bị đưa ra xét xử gồm: Trần Tân Sơn (sinh năm 1977), Chỉ huy trưởng công trình; Trần Văn Thắng (sinh năm 1979), Chỉ huy phó; Ngô Anh Tuấn (sinh năm 1972), cán bộ kỹ thuật điện; Nguyễn Quang Duy (sinh năm 1991), thủ kho và Cao Thanh Huyền (sinh năm 1988), kế toán công trình.
Công ty CIPC được thành lập năm 2006, trong đó có 52,15% vốn nhà nước, do Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam làm đại diện vốn. Năm 2016, ông Cao Minh Tâm được bổ nhiệm làm Giám đốc.
Tháng 3/2017, Công ty CIPC ký hợp đồng với Công ty cổ phần Bất động sản Đông Anh, nhận thầu thi công các hạng mục công trình tầng hầm từ cốt 0,00 trở xuống, tại Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở để bán (số 119, đường K2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), với giá trị hợp đồng hơn 188 tỷ đồng.
Để thực hiện hợp đồng này, Công ty CIPC thành lập Ban chỉ huy công trình gồm: ông Dương Quang Hưng, nguyên Phó giám đốc làm Chủ nhiệm dự án; Trần Tân Sơn, Chỉ huy trưởng; Trần Văn Thắng, Chỉ huy phó; Cao Thanh Huyền, kế toán; Ngô Anh Tuấn, cán bộ kỹ thuật điện; Phùng Tiến Dũng, Chỉ huy phó công trình và một số thành viên khác chịu trách nhiệm kỹ thuật, trắc đạc công trình.
Theo phân công nhiệm vụ, Ban chỉ huy công trình có trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động trên công trường; xây dựng phương án và chịu trách nhiệm trong quản lý nhân lực, vật tư và thiết bị tại công trình; lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, khối lượng hoàn thành xây lắp...
Cơ quan tố tụng xác định, trong quá trình thi công, một số cá nhân đã tự ý bán tài sản của công ty, lập hồ sơ chứng từ thanh toán khối lượng vật tư khống, rút tiền quỹ sử dụng trái quy định, chiếm đoạt tiền của công ty.
Nhập dư 440 tấn thép rồi... bán sắt vụn
Theo phương án thi công của Công ty CIPC đưa ra tại dự án này, khối lượng thép sử dụng là khoảng 3.568 tấn (đã bao gồm tỷ lệ thép hao hụt trong thi công theo quy định).
Tuy nhiên, bị cáo Trần Tân Sơn, với vai trò là Chỉ huy trưởng công trình, đã đề xuất và được Cao Minh Tâm phê duyệt mua thép của 7 công ty, với khối lượng các loại hơn 4.277 tấn.
Căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu khối lượng thi công được chủ đầu tư thanh toán, tổng số lượng đưa vào công trình là hơn 3.837 tấn; còn lại 440 tấn thép thừa được để lại tại công trình.
Để xử lý số thép này, Công ty CIPC có quy định “số lượng thép thừa, nếu không chuyển sang công trình khác để tiếp tục thực hiện mà thanh lý, thì Công ty sẽ thành lập Hội đồng thanh lý, bán đấu giá để thu hồi tài sản”.
Trong khi chưa có chủ trương này, Cao Minh Tâm với vai trò là Giám đốc Công ty CIPC, đã thống nhất với một số cá nhân tại đây, giao cho Ngô Anh Tuấn bán và thanh lý sắt vụn để nộp quỹ Công ty.
Từ tháng 11/2017 đến tháng 8/2018, Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Quang Duy (thủ kho) đã 2 lần thực hiện bán tổng cộng 123 tấn sắt thép được thu gom trong công trường với giá 6.500 đồng/kg, thu về gần 800 triệu đồng.
Cùng với đó, trong tháng 8/2018, Tuấn tiếp tục xin ý kiến và được nhóm của Cao Minh Tâm chấp thuận cho bán gần 78 tấn thép nguyên đai, nguyên kiện với giá 10.500 đồng/kg; hơn 10 tấn thép cây loại 2 (bị cong, han rỉ), thu về gần 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tuấn và Duy cũng bán 600 tấm ván khuôn, thu được 72 triệu đồng; đồng thời bàn nhau sửa phiếu cân, nhằm giảm khối lượng thực tế của số thép mang bán, với tổng khối lượng giảm hơn 22 tấn, để lấy tiền sử dụng cá nhân.
Theo cơ quan tố tụng, tổng số thép nhóm bị cáo trên đã mang bán là gần 211 tấn; còn lại 229 tấn thép được xác định đã bị nhóm Cao Minh Tâm mua chênh, nhưng hiện đang bị thất thoát, chưa xác định được nguyên nhân.
Số tiền thu được, Ngô Anh Tuấn đã chiếm hưởng 860 triệu đồng, Trần Tân Sơn 15 triệu đồng, còn lại nộp vào quỹ công trường, quỹ công ty hoặc trả tiền mua thép trước đó.
“Rút ruột” hàng tỷ đồng để chia nhau
Cũng tại Ban chỉ huy công trường, cuối năm 2017, kế toán Cao Thanh Huyền báo cáo có phát sinh 2,3 tỷ đồng đã chi không có hóa đơn chứng từ. Trong số này, Chỉ huy phó Trần Văn Thắng khai, đã rút 695 triệu đồng, đưa cho Giám đốc Cao Minh Tâm 210 triệu đồng để “ăn tết”; Trưởng phòng Kế hoạch Trần Xuân Đường 70 triệu đồng.
Các bị cáo này đã báo cáo Cao Minh Tâm và được chỉ đạo “nhờ các nhà thầu phụ làm hồ sơ thanh toán giúp”. Do đó, nhóm này đã nhờ các công ty cung cấp nguyên vật liệu làm giúp hồ sơ để hoàn ứng.
Trần Văn Thắng đã liên hệ với Công ty TNHH Safevn, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Na - Nhật Minh, Công ty TNHH An Tiến Hưng, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại tổng hợp Anh Quân, lập khống hồ sơ gồm: đơn đặt hàng; đề nghị thanh toán; phiếu xuất, nhập kho... với tổng số tiền 1,372 tỷ đồng.
Sau khi 4 công ty trên ký các thủ tục liên quan, Cao Minh Tâm đã ký phê duyệt, chuyển tiền thanh toán. Nhận được số tiền trên, các công ty đã giữ lại tiền thuế VAT theo như hóa đơn, đồng thời chuyển tiền mặt hoặc chuyển khoản lại cho Ban chỉ huy công trường và Cao Thanh Huyền.
Quá trình điều tra, Cao Minh Tâm và Trần Xuân Đường đều không thừa nhận đã nhận tiền từ Trần Văn Thắng. Theo bị cáo Tâm, Sơn và Thắng có đến chúc tết tại nhà riêng, nhưng chỉ có quà mà không có tiền.
Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu điều tra, cơ quan tố tụng khẳng định, có đủ căn cứ để xác định Sơn và Thắng đã hai lần đưa cho Cao Minh Tâm số tiền trên.
-
Bắc Ninh mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề -
Phá đường dây buôn lậu hàng tấn vàng từ Trung Quốc, Campuchia -
Phá đường dây đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng -
Xét xử vụ "Oanh Hà": Tòa tuyên án tử hình đối với 27 bị cáo -
Tuyên án 17 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu” -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn II: Cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp lợi dụng dịch bệnh để kiếm chác -
Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ “đất vàng” 152 Trần Phú của Vinataba
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai