
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
![]() | ||
Mỹ phẩm Ecolly giả tại Công ty TNHH Thương mại quốc tế Bách Phương. |
Đội 4 Phòng Cảnh sát môi trường - CATP Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát môi trường - Công an quận Ba Đình và Đội quản lý thị trường số 3 - Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, vừa tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại quốc tế Bách Phương, phát hiện cơ sở này đang có hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Chủ cơ sở là Đoàn Thị Dung, trú ở Hoài Đức, Hà Nội, đã không xuất trình được giấy phép sản xuất mỹ phẩm; không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; không có giấy tờ, hóa đơn chứng minh xuất xứ của nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm; bao bì nhãn mác của sản phẩm mà cơ sở này sản xuất đóng gói đều in chữ nước ngoài.
Tiếp tục kiểm tra, lực lượng chức năng còn phát hiện tại cơ sở này có hàng ngàn hộp mỹ phẩm làm trắng da, mỹ phẩm trị nám tàn nhang, kem ngăn ngừa nấm, kem đặc trị mụn có bao bì nhãn mác in chữ nước ngoài với tên sản phẩm là Ecolly.
Theo bà Dung khai nhận, Công ty TNHH Thương mại quốc tế Bách Phương thành lập và hoạt động từ năm 2011 và đến tháng 4-2013 bắt đầu sản xuất. Nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm được Dung mua trôi nổi trên thị trường Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó đóng thành phẩm, dán nhãn mác chữ nước ngoài, rồi đem bán cho các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, các thẩm mỹ viện, cơ sở massage, gội đầu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lực lượng chức năng cho biết, đối tượng mua toàn bộ nguyên liệu, bao bì sản phẩm trôi nổi trên thị trường về đóng thành phẩm. Nhãn sản phẩm "ECOLLY" là do Dung và đồng bọn tự nghĩ ra và đặt tên. Để tiêu thụ các sản phẩm mỹ phẩm giả này, Dung quảng cáo trên các trang mạng và diễn đàn là có nguồn gốc từ thiên nhiên, được điều chế theo công nghệ của Pháp. Một bộ mỹ phẩm này, Dung đem bán với giá thị trường từ 1,5 triệu đồng đến 1,6 triệu đồng.
Hiện, Cơ quan chức năng đã thu giữ toàn bộ hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm giả nói trên để tiếp tục điều tra, xử lý.
P.Hà (ANTĐ)
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức -
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)