
-
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số châu Á”
-
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam
-
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
-
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước
-
Triển khai ESG, yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa -
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025, tập trung vào phát triển bền vững
Thực hiện cam kết quốc tế, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Việt Nam đã đi được nửa chặng đường thực hiện các mục tiêu SDG.
Kết quả Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) năm 2023 cho thấy, việc thực hiện các mục tiêu SDG tại Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất định, kết quả tích cực đã được ghi nhận trên nhiều chỉ tiêu cụ thể trong một số lĩnh vực như chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, tiếp cận điện năng…
Tại Hội thảo chia sẻ kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành, lĩnh vực đã tích hợp toàn diện các mục tiêu SDG, đã lồng ghép tốt hơn các nhóm yếu thế như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ để bảo đảm tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của Chương trình nghị sự 2030.
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo Thứ trưởng Ngọc, trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu SDG tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc huy động nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu thực hiện các mục tiêu.
“Nguồn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức - PV) giảm rõ rệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài - PV) vẫn tiếp tục tăng, song chất lượng và mức độ lan tỏa của khu vực FDI tới phát triển bền vững đất nước chưa thực sự rõ rệt, nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước chưa thể hiện được vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước như kỳ vọng”, bà Ngọc nhận định.
Vì vậy, Thứ trưởng Ngọc cho rằng, để có thể thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu SDG, việc thu hẹp khoảng trống về tài chính cho SDG cũng như lựa chọn các lĩnh vực chuyển đổi trọng tâm ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư đẩy nhanh tiến độ để đạt được các mục tiêu SDG, trong đó chú trọng đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng năng lượng, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội để đảm bảo sự chuyển đổi công bằng.
Kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy, đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, giảm phát thải, cải thiện chất lượng không khí, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin có thể mang lại tác động tích cực về sản lượng kinh tế về lâu dài nhờ cải thiện năng suất.
Để thực hiện các kế hoạch đầu tư đó, ông Kongchheng Poch, Văn phòng Điều phối viên Thường trú Liên hiệp quốc cho rằng, Chính phủ Việt Nam có cơ hội thuận lợi để khai thác các cơ chế tài chính phi truyền thống từ trái phiếu chính phủ, đặc biệt là trái phiếu bền vững, để bổ trợ cho các khoản vay tài khóa truyền thống và thu hẹp khoảng trống về tài chính nhằm đạt được các mục tiêu SDG.
“Thông qua phát hành trái phiếu bền vững, Chính phủ có thể thu hút nhóm nhà đầu tư mới ưu tiên các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để tăng nguồn tài trợ”, ông Kongchheng Poch nói.
Việt Nam cũng có cơ hội để xúc tiến thu hút FDI cho các lĩnh vực tập trung vào tính bền vững và đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đặc biệt là năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu. Bằng cách tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua các quy định tinh gọn, các ưu đãi tài khóa và cơ chế bảo đảm cho đầu tư, Việt Nam có thể thu hút các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ông Kongchheng Poch cũng lưu ý, Việt Nam cần tăng cường quản lý nợ công để giảm gánh nặng nợ, đồng thời tăng đầu tư vào các ưu tiên phát triển dài hạn.

-
Hà Nội phấn đấu năm 2025 trồng mới hơn 700.000 cây xanh -
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam -
Từ động đất Myanmar, nhìn lại khả năng chống chọi thiên tai của Việt Nam -
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước -
Triển khai ESG, yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa -
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025, tập trung vào phát triển bền vững
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển