
-
Sika- viên ngọc quý Thuỵ Sĩ dành tặng Việt Nam: 30 năm mài dũa, hàng thập niên tỏa sáng
-
HHV công bố lợi nhuận sau kiểm toán năm 2022 đạt 297 tỷ đồng
-
Masan nhận giải ngân thành công khoản vay hợp vốn 375 triệu USD
-
Nafoods lựa chọn đầu tư phát triển bền vững chanh leo và rau quả tại Gia Lai
-
Thép Nam Kim tạm dừng kế hoạch mở rộng -
Chính phủ Canada hỗ trợ tỉnh Trà Vinh phát triển Dự án SME Trà Vinh
![]() |
Bộ Công thương quyết định tước giấy phép phân phối xăng dầu của 6 doanh nghiệp. |
Bộ trưởng Công thương vừa ban hành các quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 6 doanh nghiệp.
Các thương nhân bị thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu bao gồm: Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng, Công ty CP Thương mại dầu khí Đại Long, Công ty TNHH Thương mại xây dựng và vận tải Quảng Hà, Công ty CP Dầu khí Rồng Vàng và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Petro Oil An Giang và Công ty CP xăng dầu An Hữu Trà Vinh.
Các quyết định này có hiệu lực từ ngày 27/2/2023. Các doanh nghiệp nói trên phải nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu về Bộ trước ngày 15/3/2023.
Thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối. Ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình, còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu để bán lẻ xăng dầu.
Do đó, sau khi thương nhân phân phối bị thu hồi giấy phép, các đại lý trực thuộc hoặc các thương nhân nhượng quyền bán lẻ phải tìm nhà cung cấp khác. Lý do là hiện nay, các đại lý và thương nhân bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy hàng từ một nguồn.
Hiện cả nước có 33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, hơn 300 thương nhân phân phối và hệ thống khoảng 17.000 cửa hàng bán lẻ trên cả nước.
Cuối năm 2022, Thanh tra Bộ đã kiến nghị Vụ Thị trường trong nước rà soát, tổng hợp, báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của thương nhân đầu mối và Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu đã cấp nhưng không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công thương cũng vừa có tờ trình lần 2 về việc sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ đề xuất thời gian điều hành giá xăng dầu rút ngắn xuống 7 ngày. Trường hợp giữa hai kỳ điều hành, nếu giá cơ sở biến động tăng trên 5% thì Liên bộ Công thương - Tài chính sẽ điều hành giá.
Đáng chú ý, trong dự thảo lần 2, cơ quan quản lý đã linh hoạt sửa đổi ý kiến và đề xuất sửa đổi quy định theo hướng cho phép đại lý xăng dầu lấy từ nhiều nguồn. Điều này nhắm đa dạng nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế cho đại lý trong quá trình đàm phán mua hàng.

-
Cảng Gemalink chào đón siêu tàu container lớn nhất thế giới OOCL Spain kết nối Á – Âu -
Nguồn cung xăng dầu quý I/2023 ổn định, chiết khấu được duy trì -
Masan nhận giải ngân thành công khoản vay hợp vốn 375 triệu USD -
Nafoods lựa chọn đầu tư phát triển bền vững chanh leo và rau quả tại Gia Lai -
Xuất siêu toàn ngành nông nghiệp giảm gần 40% -
Thép Nam Kim tạm dừng kế hoạch mở rộng -
Cơ hội cho start-up thời tiền đắt
-
1 Gói hỗ trợ lãi suất “ế” 99,7%, NHNN lại thúc ngân hàng thương mại giải ngân
-
2 MSB thông báo sắp sáp nhập một ngân hàng, lộ “bí mật” với PG Bank
-
3 Sửa đổi Luật Đất đai: Đề xuất cơ chế đảm bảo bằng quyền sử dụng đất
-
4 Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Gia tăng số dự án mới
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/3
-
Công bố Top 10 Công ty Xây dựng năm 2023
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam