
-
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai
-
Kon Tum bổ sung 15 dự án vào danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025
-
Quảng Nam cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong tháng 11/2025
-
Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn gió mới từ nâng cấp hạ tầng và kế hoạch sáp nhập
-
Đầu tư của Mỹ hỗ trợ Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu -
Gia Lai tạo bứt phá từ 3 trụ cột chiến lược
Chính quyền kiên quyết
Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất Dự án Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đối với Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Đại Việt (Công ty Đại Việt) mới đây, ông Phạm Sỹ Lợi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam khẳng định, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện, nhưng Công ty không phát huy hiệu quả sử dụng đất. Công ty Đại Việt nên hợp tác nhận tiền hỗ trợ giá trị đầu tư còn lại trên đất; chủ động bàn giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý.
“Sau 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế, nếu Công ty không thực hiện, thì huyện Thanh Liêm sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật”, ông Lợi khẳng định.
Các nhà xưởng thuộc Dự án của Công ty Đại Việt đều đang trong tình trạng dang dở
Trước đó, ngày 18/3/2013, UBND huyện Thanh Liêm ban hành Quyết định số 551/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất thuê của Công ty Đại Việt. Quyết định này được ban hành sau Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 10/1/2012 của UBND tỉnh thu hồi lại toàn bộ diện tích 31.559 m2 đất thuộc Dự án Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và Thông báo số 79/TB-STN&MT ngày 3/2/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Công ty Đại Việt chấm dứt hợp đồng thuê đất với công ty này.
Ông Lê Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Liêm cho biết, từ thời điểm nhận bàn giao khu đất (tháng 6/2007) đến ngày 13/12/2012, Công ty Đại Việt mới thực hiện san nền; xây dựng tường rào bao quanh và cổng ra vào xưởng, 1 nhà bảo vệ và 1 nhà tạm; xây dựng 4/11 hạng mục nhà xưởng với diện tích 4.091/9.825 m2, đạt 41,6% so với quy hoạch mặt bằng xây dựng được duyệt. Các nhà xưởng đều xây dựng dở dang, chưa lắp đặt thiết bị máy móc.
Tháng 11/2011, sau nhiều văn bản yêu cầu Công ty Đại Việt nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung dự án, hoàn chỉnh các thủ tục để trình thẩm định Dự án, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 1464/QĐ-UBND chấm dứt chủ trương đầu tư của Công ty Đại Việt.
Theo UBND tỉnh Hà Nam, việc chấm dứt hoạt động của Dự án là đúng theo điểm a, khoản 2, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, bởi dự án trên chậm quá 12 tháng so với tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, vi phạm khoản 2, Điều 65, Luật Đầu tư 2005. Bên cạnh đó, Công ty Đại Việt đã vi phạm khoản 12, Điều 38, Luật Đất đai, khi tiến độ sử dụng đất chậm quá 24 tháng, kể từ thời gian bàn giao đất thực địa và khoản 3, Điều 38 Luật Đất đai, khi đã sử dụng đất không hiệu quả.
Doanh nghiệp kêu khó
Vào thời điểm dự án trên đang bị các sở, ban, ngành của Hà Nam kiểm tra, rà soát và chuẩn bị thủ tục để chấm dứt chủ trương đầu tư, thì ngày 25/11/2011 và 2/3/2012, Công ty Đại Việt đã có 2 tờ trình gửi UBND tỉnh Hà Nam xin tiếp tục thực hiện Dự án.
Trong các văn bản này, Công ty Đại Việt cho biết, Công ty đang hợp tác với đối tác Nhật Bản để sản xuất, tiêu thụ hàng mỹ nghệ. Bên cạnh đó, Công ty sẽ mở thêm liên doanh với các đối tác để sản xuất và lắp ráp máy phát điện công suất 10 - 500 KWA phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, với doanh thu 200 tỷ đồng/năm.
Về nguyên nhân chậm tiến độ, ông Khương Kiều Hưng, Giám đốc Công ty Đại Việt cho biết, hàng thủ công mỹ nghệ khó thanh khoản do khủng hoảng kinh tế thế giới buộc Công ty phải tạm dừng việc đưa nhà xưởng vào sản xuất. Trong giai đoạn 2008-2010, Công ty đã triển khai thi công 80% hạng mục công trình, với vốn đầu tư đạt 15 tỷ đồng trong số 17,3 tỷ đồng theo kế hoạch ban đầu.
“UBND tỉnh Hà Nam có quyết định thu hồi đất của Công ty Đại Việt, nhưng không hề thông báo trước cho Công ty. Hội đồng thẩm định do UBND tỉnh Hà Nam tự thành lập xác định giá trị không thỏa đáng… Đó là những việc làm không mang tính chất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà chỉ dùng các biện pháp hành chính để thúc ép doanh nghiệp bàn giao đất và tài sản trên đất”, ông Hưng bày tỏ.
Theo lãnh đạo Công ty Đại Việt, Công ty không vi phạm các quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Việc thu hồi đất phải dựa trên cơ sở dự án của Công ty Đại Việt vi phạm pháp luật, nhưng đến thời điểm này, UBND tỉnh Hà Nam vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mà đã ban hành quyết định thu hồi đất.
Hôm qua (26/3/2013), trao đổi với phóng viên Báo đầu tư, đại diện Công ty Đại Việt cho rằng, việc ban hành quyết định thu hồi toàn bộ đất Dự án Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của UBND tỉnh Hà Nam chưa đúng quy định. Công ty sẽ tiếp tục khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. Nếu UBND tỉnh vẫn thực hiện cưỡng chế, Công ty Đại Việt sẽ khởi kiện ra tòa hành chính.
Hữu Tuấn
-
Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn gió mới từ nâng cấp hạ tầng và kế hoạch sáp nhập -
Đầu tư của Mỹ hỗ trợ Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu -
Gia Lai tạo bứt phá từ 3 trụ cột chiến lược -
Việt Nam và khát vọng xây dựng trung tâm tài chính toàn cầu -
Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống mới từ những vùng đất -
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao -
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025