-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
Ngày 13/12, trả lời ý kiến thảo luận của Đại biểu Nguyễn Thanh Phúc về tình hình thu hút đầu tư của năm 2023 còn khiêm tốn so với vị thế, tiềm năng và quyết tâm của thành phố, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cho hay giai đoạn 2020 - 2021, kinh tế thành phố ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Năm 2022, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và sớm lấy lại thế cân bằng do chủ yếu dựa vào dịch vụ, du lịch.
Đến năm 2023, do ảnh hưởng bởi hậu dịch COVID-19 và tình hình khó khăn của kinh tế thế giới, nền kinh tế thành phố bị chững lại. Cả thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế đều chững lại. Theo bà Tâm, Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn nhưng chưa có kết quả. Bà Tâm cho rằng, có thể từ năm 2024, những giải pháp đã thực hiện mới phát huy hiệu quả.
Bà Tâm nhìn nhận, tiềm năng kinh tế của thành phố đang chững lại và đang cần động lực mới. Lãnh đạo Thành phố đã xác định và tập trung xây dựng mũi nhọn mới cùng các chính sách đột phá, cơ chế để tạo động lực mới.
Theo bà Tâm, Thành phố sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế đã đặt ra trong năm 2023 nhưng chưa hoàn thành và năm 2024 buộc phải hoàn thành. Bà Tâm hy vọng từ đó sẽ có những sức bật mới cho nền kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Thanh Phúc cho rằng, năm 2023, kinh tế - xã hội của Đà Nẵng có nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng thực tế vẫn còn nhiều điểm nghẽn, vướng mắc. Trong đó, một số vướng mắc liên quan đến đất đai vẫn chưa xử lý được, đã kéo dài nhiều năm. Nhiều dự án được kỳ vọng có tác động, đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố chưa thể triển khai.
Thị trường bất động sản thì chuyển biến chậm dù thành phố tích cực tháo gỡ. Những điều trên theo đại biểu Phúc đã ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của thành phố. Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư của năm 2023 còn khiêm tốn so với vị thế, tiềm năng và quyết tâm của thành phố.
Ngoài cơ chế, thể chế thì công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố chưa hiệu quả. Đại biểu Phúc đề xuất năm 2024, Thành phố cần ổn định các chính sách, ổn định xã hội trong trình hình kinh tế thế giới và khu vực đang gặp khó khăn.
“Quan trọng nhất là làm sao để nhà đầu tư yên tâm, tự tin khi đến Đà Nẵng. Thành phố cần có cơ chế, thông thoáng trong các chính sách, “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư”, đại biểu Phúc thảo luận.
Theo đại biểu Phúc, việc “trải thảm đỏ” cần mang tính thiết thực và ý nghĩa, làm sao để nhà đầu tư thấy được vị thế, không gian của Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Thành phố cần triển khai hiệu quả các nghị quyết gắn với quy hoạch mới vừa được công bố; tháo gỡ nút thắt về cải cách hành chính, đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc, khơi thông vốn đầu tư.
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"