-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Bài 3: Đón dòng vốn mới
Sẽ có nhiều thay đổi trong dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới và sự thay đổi này không chỉ đến từ xu hướng dịch chuyển đầu tư toàn cầu, mà còn từ sự chủ động chuyển hướng chính sách của Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam đón nhận được dòng vốn FDI có chất lượng hơn.
Top 10 đối tác FDI của việt nam trong 9 THÁNG NĂM 2018 (triệu usd) |
Vinfast và chuyện thoát… “nỗi sợ” M&A
Giữa rất nhiều cái tên nước ngoài được nhắc tới tại Hội nghị 30 năm thu hút FDI, thì VinFast - một tên gọi của Việt Nam - bất ngờ được ông Christopher Malone, Giám đốc điều hành Boston Consulting Group (BCG) đề cập. Ông Christopher Malone nói, việc VinFast vừa chính thức ra mắt hai mẫu xe ô tô mới tại Paris Motor Show là “một thành tựu lớn, thật đáng khích lệ”. Một trong những lý do là VinFast đã mời được rất nhiều chuyên gia nước ngoài đến làm việc, đồng thời nhận được sự chuyển giao công nghệ của một số tập đoàn lớn toàn cầu.
Để thực hiện giấc mơ ô tô Việt, VinFast đã lựa chọn chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”, hợp tác với nhà sản xuất ô tô lừng danh BMW, rồi mua lại nhà máy tại Hà Nội và hệ thống bán hàng của GM trên toàn quốc… Đó chính là một trong những con đường mà Việt Nam nên đi, không phải chỉ để phát triển khu vực tư nhân trong nước, mà còn để tối ưu hóa lợi ích của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo sự liên kết và lan tỏa mạnh mẽ giữa khu vực FDI và khu vực trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khi gửi thông điệp tới các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã không ngần ngại khuyến khích rằng, từ tư duy thụ động, bị nhà đầu tư nước ngoài “mua”, thì nay các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động “mua lại” các doanh nghiệp FDI, để tiếp thu thị trường, kênh phân phối, làm chủ công nghệ, quản lý và phát triển các sản phẩm quốc gia.
Đó là một tư duy hoàn toàn mới, mà trước đây, dù không thiếu trường hợp doanh nghiệp nội mua doanh nghiệp ngoại, nhưng chưa từng được nhận diện và chỉ ra một cách rõ ràng như vậy. “Tại sao lại không, đó là cách để chúng ta có công nghệ, có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Nguyễn Xuân Thành (Trường đại học Fulbright) nói.
“Cũng đừng sợ M&A (mua bán, sáp nhập doanh nghiệp), mà phải coi đó là xu hướng FDI trong thời gian tới và sẵn sàng tiếp nhận nó. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đã thực hiện rất nhiều thương vụ M&A ở Việt Nam, sắp tới còn nhiều hơn nữa, đừng chỉ nghĩ tiêu cực rằng họ vào là để thôn tính doanh nghiệp Việt. M&A sẽ mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam không chỉ vốn, mà còn công nghệ, năng lực quản trị và làm được điều mà lâu nay chúng ta mong muốn, đó là tăng cường liên kết nội - ngoại”, ông Thành nói.
Thậm chí, để chứng minh cho hiệu ứng tốt đẹp của M&A, ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital còn nhắc đến các khoản đầu tư vào Kinh Đô, Hòa Phát đã góp phần đưa Kinh Đô trở thành doanh nghiệp số 1 Việt Nam về bánh kẹo, hay Hòa Phát trở thành công ty thép lớn nhất của Việt Nam.
Không chỉ là M&A, với xu hướng đang ngày càng gia tăng (chỉ trong 9 tháng đầu năm, đã có 5,7 tỷ USD vốn nước ngoài vào Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần - PV), theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tới đây, sẽ có thêm nhiều hình thức đầu tư mới mà Việt Nam cần quan tâm thu hút, như đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM), hợp tác công - tư (PPP)…
“Chúng tôi cũng sẽ khuyến khích hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước để thực hiện các dự án trong những ngành, lĩnh vực có khả năng và cần phải tạo ra mối liên kết trực tiếp, qua đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ có hiệu quả hơn, nâng cao nhanh hơn năng lực quản trị doanh nghiệp của người Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Trong tổng số 26.646 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam, hiện chỉ có 3.957 dự án được đầu tư dưới hình thức liên doanh, chiếm 14,8%, một tỷ lệ thấp và đó cũng được coi là một điểm yếu trong thu hút FDI của Việt Nam trong 30 năm qua.
Đón dòng vốn mới
Không chỉ là sự thay đổi về hình thức đầu tư, một câu hỏi được đặt ra là, trong kỷ nguyên mới, thì dòng vốn FDI mới sẽ chảy vào những lĩnh vực nào? Câu trả lời đã không còn chung chung như trước, mà đã được cụ thể hóa hơn, bởi tới đây, một trong những chuyển hướng chính sách quan trọng của Việt Nam là chủ động đón dòng đầu tư mới và “bắt” dòng vốn này phục vụ mục tiêu nâng cấp nền kinh tế của Việt Nam.
Một đề án về chủ động chuyển hướng chính sách thu hút FDI trong giai đoạn tới đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, nhân tổng kết 30 năm thu hút FDI, theo đúng với thông điệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh. Đó là hợp tác đầu tư nước ngoài tới đây sẽ “mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì vào ta chấp nhận nấy, mà điều quan trọng là có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia”.
Bởi thế, các thiết kế chính sách thu hút FDI của Việt Nam sẽ không chỉ được tập trung theo ngành, lĩnh vực; mà còn theo địa phương, vùng lãnh thổ; theo thị trường và đối tác; theo hình thức đầu tư… Trong đó, một trong những điểm quan trọng, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đó là tới đây, sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0.
“Sẽ không khuyến khích thu hút FDI vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước thực hiện được. Mặc dù vẫn tiếp tục thu hút FDI vào các ngành mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế như dệt may, da giày..., nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút FDI phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển và quy hoạch từng địa phương trong mối liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Trong khi đó, ông Christopher Malone cho rằng, tới đây, dòng vốn FDI sẽ chuyển hướng vào những ngành công nghệ cao, những công nghệ mới, hướng tới sự sáng tạo như robot, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn...
Còn ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc Quốc gia cấp cao Việt Nam, Campuchia và Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), đã chỉ ra một loạt lĩnh vực mà Việt Nam cần ưu tiên thu hút FDI, phân chia cụ thể vào 3 “rổ” khác nhau. Với ưu tiên ngắn hạn - cần thiết để tăng cường gia tăng giá trị nội địa và năng lực cạnh tranh, thì nên tập trung các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp, du lịch… Trong khi đó, để lách được “cánh cửa hẹp để thắng đối thủ cạnh tranh”, theo ông Kyle F. Kelhofer, trong ngắn hạn, nên tập trung vào các lĩnh vực chế tạo ô tô, xe máy, công nghệ môi trường… Còn để mở cửa và phát triển kỹ năng, thì trong trung hạn nên ưu tiên các lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế, dịch vụ công nghệ thông tin, tài chính, fintech, dịch vụ giáo dục và y tế…
Ai sẽ chiến thắng?
Ông Christopher Malone đã có một so sánh rất thú vị khi nói rằng, việc thu hút dòng vốn FDI chẳng khác nào môn thể thao mang tính cạnh tranh, mà các quốc gia như những vận động viên đang nỗ lực giành chiến thắng. “Trong môi trường thể thao này, Việt Nam đang ở thế thắng. Nhưng trong cuộc đua mới, ai sẽ là người thắng thế?”, ông Christopher đặt câu hỏi và trả lời rằng: “Phần thắng thuộc về những quốc gia có thị trường nội địa lớn và công nghệ sáng tạo”.
Có một thị trường rộng lớn, với hơn 95 triệu dân, hơn nữa lại đang được kết nối rộng khắp với thị trường toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nên Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế trong thu hút FDI. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc, đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư nhằm biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất của họ, để từ đó xuất khẩu hàng hóa ra thị trường toàn cầu.
Nhưng câu chuyện “công nghệ sáng tạo” thì lại khác. Việt Nam chưa bao giờ có lợi thế về điều này. Tuy vậy, cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông Christopher, lại đang mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam. “Việt Nam cần tập trung cho đổi mới sáng tạo và nhanh chóng tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Trong cuộc đua này, phải biến mình trở thành ngôi nhà thứ hai của các công ty đa quốc gia”, ông Christopher nói.
Thậm chí, đề xuất từ các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, Chính phủ Việt Nam có thể khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, rời khỏi mảng địa ốc, chuyển sang các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, để có thể hợp tác cùng có lợi với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ở góc độ khác, ông Michael Kelly, Chủ tịch AmCham Việt Nam cho biết, ngay lúc này đây, hầu như tất cả các quốc gia trong khu vực đều đang nỗ lực phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại, kỹ thuật số để thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư trong tương lai và có nhiều công việc cao cấp hơn cho công dân của họ. Vì thế, để Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thì “những thủ tục hành chính kém hiệu quả cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn và khung pháp lý của quốc gia phải ổn định và có thể dự đoán dễ hơn. “Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đều mong chờ môi trường đầu tư thuận lợi để có thể phát triển”, ông Kelly nói.
Còn ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển thì cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiến thắng trong cuộc đua thu hút FDI trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần giải quyết các điểm nghẽn về thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng. “Chính phủ cần sớm xác định và ban hành các chính sách thu hút FDI cho các ngành chiến lược (FDI thế hệ mới), ưu tiên các ngành chịu tác động mạnh mẽ và có triển vọng áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính”, ông Đào Văn Hùng nói.
(Còn tiếp)
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025