
-
MICE EXPO 2025: “Di sản và Công nghệ trong kỷ nguyên mới”
-
Hội An xếp thứ 6 trong Top điểm đến tốt nhất thế giới năm 2025
-
Quảng Trị sẽ có chương trình bắn pháo hoa tầm thấp định kỳ phục vụ du lịch
-
Du lịch Trà Vinh đồng hành phát triển, tạo sức bật mới
-
Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức là Di sản Văn hóa Thế giới -
Hà Nội níu chân du khách bằng sản phẩm du lịch đêm đặc sắc
“Đường băng” chính sách
Với mục tiêu đạt 25 - 30 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030 và đóng góp 36 tỷ USD vào GDP, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa tăng tốc. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống hạ tầng du lịch hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy mô và sự đồng bộ, khiến Việt Nam “hụt hơi” trong cuộc đua cạnh tranh ở khu vực.
Việt Nam hiện xếp thứ 59/119 về Chỉ số Phát triển du lịch và lữ hành, đứng sau nhiều đối thủ trực tiếp như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thiếu đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông kết nối, sân bay, cảng biển, điểm lưu trú chất lượng cao, hệ thống logistics và dịch vụ hậu cần.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel nhấn mạnh, du lịch là ngành tổng hợp, chịu tác động trực tiếp từ chất lượng hạ tầng. Nếu sân bay quá tải, các tuyến đường xuống cấp, kết nối vùng kém, thì dù có cảnh đẹp cũng khó giữ chân du khách.
Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Cục Du lịch quốc gia Việt Nam xây dựng, tổng nhu cầu đầu tư cho toàn ngành du lịch khoảng 3,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 3 - 5% (gồm cả vốn ODA); vốn từ khu vực tư nhân chiếm 95 - 97% (bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Danh mục đầu tư gồm: nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế như Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài; phát triển hệ thống giao thông kết nối đến các điểm du lịch trọng điểm; xây dựng cơ sở lưu trú tiêu chuẩn 4 - 5 sao và khu nghỉ dưỡng cao cấp; đầu tư bến tàu, cảng biển đón khách quốc tế; hoàn thiện hạ tầng điện, nước, viễn thông và công nghệ thông minh tại các điểm đến…
Tăng hợp tác công - tư
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, huy động vốn từ khu vực tư nhân theo mô hình hợp tác công - tư (PPP) là giải pháp tất yếu. Tuy nhiên, thực tế triển khai tại Việt Nam cho thấy, nhiều dự án du lịch lớn vẫn gặp không ít vướng mắc về thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng...
Chuyên gia nhận định, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong chính sách quy hoạch hạ tầng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều dự án tỷ đô bị đình trệ, thậm chí phải tạm dừng.
Nếu trong năm 2025, vốn đầu tư công dự kiến đạt 36 tỷ USD, khu vực FDI khoảng 28 tỷ USD, thì khu vực tư nhân có thể đóng góp tới 96 tỷ USD vào nền kinh tế, trong đó du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên, để dòng vốn phát huy hiệu quả, cần quy hoạch bài bản và chính sách định hướng rõ ràng từ phía Nhà nước.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch phát triển Vietnam Airlines kiến nghị thành lập nhóm công tác liên ngành cùng các hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành để đồng bộ chính sách thị thực, quy hoạch đường bay cùng hoạt động xúc tiến điểm đến. Song song đó, cần có các gói ưu đãi tín dụng, chính sách thuế và thủ tục đầu tư đặc thù dành cho lĩnh vực hạ tầng du lịch. Các dự án trọng điểm như xây dựng sân bay, cảng biển, khu nghỉ dưỡng quy mô lớn nên được hưởng ưu đãi tương đương dự án kinh tế quốc gia.
Với vai trò dẫn dắt, Nhà nước xây dựng khung pháp lý minh bạch, rõ ràng và cam kết chia sẻ rủi ro ở giai đoạn đầu dự án. Trong khi đó, khu vực tư nhân phát huy thế mạnh về vốn, năng lực quản trị, cùng khả năng vận hành hiệu quả để đưa dự án đến thành công.
Những dự án đầu tư theo hình thức PPP nổi bật thời gian qua như cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, chuỗi nghỉ dưỡng cao cấp tại Phú Quốc... minh chứng rõ nét giá trị của sự hợp tác này. Tuy nhiên, số dự án PPP thành công vẫn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
Để tạo bước ngoặt thu hút mạnh mẽ dòng vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng du lịch, Việt Nam cần đẩy mạnh cơ chế đấu thầu cạnh tranh, công khai, cam kết chính sách nhất quán và hỗ trợ hạ tầng nền tảng một cách đồng bộ, bài bản.
Với các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, điều kiện tiên quyết khi quyết định rót vốn chính là khả năng tiếp cận quy hoạch tổng thể rõ ràng, thông tin pháp lý minh bạch và ổn định dài hạn. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, liên kết giữa quy hoạch ngành du lịch với quy hoạch đô thị, giao thông và năng lượng.

-
Thị thực - “chìa khóa mềm” trong cuộc đua hút khách quốc tế -
Giải pháp thúc đẩy du lịch siêu đô thị sau sáp nhập -
Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức là Di sản Văn hóa Thế giới -
Hà Nội níu chân du khách bằng sản phẩm du lịch đêm đặc sắc -
Đà Lạt lọt Top 5 điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025 -
Di tích Tháp bà Pô Nagar là di tích Quốc gia đặc biệt -
Sheraton Hanoi Hotel được đề cử 4 hạng mục tại Luxe Global Awards 2025
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ