
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê TP.HCM, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trong 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 209.824 tỷ đồng, đạt 54,3% dự toán năm và tăng 19,5% so với cùng kỳ.
Cụ thể, thu nội địa ước thực hiện 141.919 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán, chiếm 67,6% tổng thu cân đối và tăng 19,8% so với cùng kỳ.
Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 13.176 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, chiếm 6,3% tổng thu và tăng 28,6%; thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 40.469 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 19,3% tổng thu và tăng 10,0%.
Riêng các khoản thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 33.034 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 15,7% tổng thu và tăng 7,9%. Đặc biệt, thu ngân sách từ dầu thô đã vượt dự toán cả năm, ước thực hiện 10.695 tỷ đồng, tăng 82,5%.
Bên cạnh đó, nền kinh tế có những tín hiệu tích cực khi thu thuế từ bất động sản tăng gấp hơn 2 lần; thu thuế từ sản phẩm tăng 11,7% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, chi ngân sách Nhà nước (trừ tạm ứng) ước thực hiện giảm 11,9% so với cùng kỳ.
![]() |
Theo tổng kết đánh giá và dựa trên số liệu từ các kịch bản dự đoán, 6 tháng đầu năm nay, TP.HCM có thể tăng trưởng 2,5 - 3%. |
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết nền kinh tế Thành phố đang hồi phục rất nhanh.
Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử từ giai đoạn đổi mới, thành phố tăng trưởng âm 6,78% do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy nhiên, GRDP quý I/2022 đã đạt 1,88%.
“6 tháng đầu năm có thể tăng trưởng 2,5 - 3% và dự kiến cuối năm nay đạt 6% hoặc 7%, dự trên số liệu từ các kịch bản dự đoán”, ông Hoan nói.
Để có được kết quả này, theo ông Hoan, ngay sau khi kết thúc dịch, TP.HCM đã triển khai chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, xác định năm nay là thời gian phục hồi. Tiếp theo là giai đoạn tăng tốc phát triển vào 2023 - 2025.
“Đến nay, tình hình sản xuất, các hoạt động thương mại, xã hội, dịch vụ của người dân trở lại bình thường. Đó là dấu hiệu rất tích cực cho sự phát triển của thành phố”, ông Võ Văn Hoan nhận định. Tuy nhiên, ông cũng xác nhận địa phương còn nhiều vấn đề cần tiếp tục quan tâm đầu tư và có cơ chế chính sách hỗ trợ, liên quan đến lao động, việc làm, công nghệ và vốn.

-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu