
-
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới
-
Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng
-
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc
-
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất
-
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 -
105 hành khách đầu tiên bay từ ga T3 - Tân Sơn Nhất đến Sân bay Vân Đồn
Phân theo vùng kinh tế - xã hội, so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của người lao động quý I tăng lên ở tất cả các vùng của cả nước. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao.
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập tăng chủ yếu nhờ vào sự phục hồi sản xuất, tăng trưởng trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, cũng như những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và mở rộng thị trường lao động. Tuy nhiên, những con số tích cực này vẫn đi kèm với nhiều cảnh báo về tính bền vững của thị trường lao động.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I/2025 đạt 52,9 triệu người, tăng 532.000 người so với cùng kỳ năm trước nhưng lại giảm 230.700 người so với quý trước. Trong đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt khoảng 69%, con số thể hiện mức độ dồi dào của nguồn nhân lực khi Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Số lao động có việc làm đạt 51,9 triệu người, tăng 532.000 người so với quý I/2024. Đáng chú ý, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng mạnh ở khu vực công nghiệp - xây dựng và đặc biệt là khu vực dịch vụ. Cụ thể, khu vực dịch vụ tăng thêm 574.400 lao động, đây là mức tăng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ trong quý I đạt 28,8%, tăng nhẹ 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Con số này vẫn thấp so với yêu cầu của một nền kinh tế hiện đại và hội nhập. Lực lượng lao động có kỹ năng còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao, logistics, tự động hóa và công nghệ thông tin.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở mức thấp, đạt 2,20% trong quý I/2025, giảm nhẹ so với quý trước và cùng kỳ năm 2024. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi khoảng 797.000 người, tuy tăng 32.400 người so với quý trước nhưng đã giảm mạnh 136.000 người so với cùng kỳ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của các chính sách hỗ trợ việc làm, kích cầu và cải thiện môi trường đầu tư.
Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập, như tỷ lệ việc làm phi chính thức duy trì ở mức cao 64,3%, tăng 0,7 điểm phần trăm so với quý trước. Phần lớn lao động phi chính thức làm công việc bấp bênh, không có hợp đồng lao động, không được bảo hiểm và thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trước biến động kinh tế.
Đáng lo ngại, tình trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn diễn ra nhiều, đặc biệt ở các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông như dệt may, xây dựng, sản xuất gia công. Theo Bộ Tài chính, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, hơn 45.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khiến áp lực tạo việc làm mới ngày càng lớn.
Thực tế, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực, dù có xu hướng cải thiện trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, chậm ứng dụng công nghệ mới và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp vẫn còn cao.
Trước thực trạng này, các chuyên gia khuyến nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình đào tạo nghề theo hướng linh hoạt, sát với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường. Đồng thời, cải thiện môi trường lao động, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đầu tư cho các ngành nghề có giá trị gia tăng cao sẽ là chìa khóa để nâng cao chất lượng lao động và tăng thu nhập bền vững trong thời gian tới.

-
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc -
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất -
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 -
105 hành khách đầu tiên bay từ ga T3 - Tân Sơn Nhất đến Sân bay Vân Đồn -
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay đầu tiên -
Cảnh báo tái diễn tình trạng mua bán sổ bảo hiểm xã hội trên mạng -
Phenikaa chính thức trở thành đại học: Hiện thực hóa mô hình tri thức, sáng tạo, hội nhập
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu