Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Thu nhập của ngành nào cao nhất?
Huyền Thư - 04/12/2014 09:12
 
() Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ở Việt Nam nhân lực ngân hàng, công nghệ, bất động sản... hưởng lương cao nhất.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
VietinBank 5 năm liền lọt Top 10 DN nộp thuế lớn nhất Việt Nam
Hà Nội có số DN nộp thuế thu nhập lớn nhất cả nước
Môi giới địa ốc trăn trở với thu nhập 600 triệu đồng

Theo báo cáo với tiêu đề "Chính sách tiền lương Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập" của ILO, Việt Nam đứng thứ 8 trên tổng số 9 nước trong khu vực ASEAN về tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức (những người làm trong doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận, có mức thu nhập ổn định...), sau các nước như Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar... và chỉ đứng trên Lào.

  Thu nhập của ngành nào cao nhất?  
  Nhân viên lĩnh vực ngân hàng có thu nhập bình quân 7,23 triệu/tháng (ảnh minh họa)  

Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhận xét, những năm gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với thế giới bởi tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức dự báo sẽ tăng nhanh trong những thập niên sắp tới. Cụ thể, năm 2013, số lao động làm công có thu nhập ổn định chiếm 34,8%, cao hơn gấp đôi so với con số 16,8% vào năm 1996.

Tại khu vực chính thức, nhân lực trong ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm có mức thu nhập bình quân hằng tháng cao nhất, đạt trung bình 7,23 triệu đồng. Khoa học - công nghệ thông tin và bất động sản đứng tiếp theo, lần lượt đạt 6,5 triệu đồng và 6,4 triệu đồng mỗi tháng. Đáng chú ý, khảo sát cũng cho biết lao động nữ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và khoa học - công nghệ thường được trả lương cao hơn so với nam giới.

Ngược lại, lĩnh vực nông nghiệp vốn chiếm khoảng một nửa lực lượng lao động nhưng tỷ lệ được trả lương chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số lao động chính thức tại Việt Nam. Điều này dẫn tới thu nhập bình quân trong nhóm ở mức thấp nhất, chỉ đạt 2,63 triệu đồng.

Tính chung toàn khu vực, ILO nhận xét ASEAN đã có bước tiến vượt bậc trong cải cách tiền lương. Từ chỗ chỉ là khu vực có mức tăng trưởng tiền lương khiêm tốn, hai năm gần đây, vấn đề này đã được cải thiện đáng kể thông qua tăng lương tối thiểu, lương thực tế tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, năm 2012, mức lương trung bình hàng tháng đã đạt 3,8 triệu đồng một tháng (181 USD), cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 ISD) và Indonesia (174 USD). Là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, Việt Nam được đánh giá sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ tới.

Với việc cồng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ hình thành năm 2015, các chuyên gia của ILO nhận định việc thiết lập các chính sách cũng như mức tiền lương hợp lý sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam thay đổi cấu trúc, nâng cao năng suất lao động và điều kiện làm việc, tăng sức cạnh tranh trên toàn cầu.

'Bắt bệnh' CTCK qua báo cáo tài chính 'Bắt bệnh' CTCK qua báo cáo tài chính

Sự suy giảm kéo dài của TTCK đã ảnh hưởng nặng nề đến các thành viên thị trường - CTCK. Nhiều công ty thua lỗ nặng, buộc phải dừng hoạt động hoặc sáp nhập vào một công ty khác, hoặc bị cơ quan quản lý đưa vào diện kiểm soát đặc biệt do không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính. 

500 việc làm cho sinh viên năm cuối tại Techcombank 500 việc làm cho sinh viên năm cuối tại Techcombank

() Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa chính thức khởi động Chương trình tuyển thực tập sinh tập trung 2015, nhằm mang tới  những kinh nghiệm làm việc thực tế, cũng như cảm nhận  chân thực về  môi trường làm việc và văn hóa của Techcombank cho 500 sinh viên năm cuối xuất sắc nhất từ các khối ngành kinh tế,  quản trị, thương mại, ngân hàng, tài chính…. trong cả nước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư