
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
Ngày 4/6, tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng dẫn đầu đoàn Đoàn công tác của Trung ương làm việc trực tiếp với UBND TP.HCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương để rà soát việc sắp xếp, bố trí, xử lý nhà, đất và các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính.
Cần sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, các ngành
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết để bảo đảm cơ sở cho việc xử lý tài sản, trụ sở khi có sự thay đổi tổ chức bộ máy, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP, Nghị định số 50/2025/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung quy định về việc xử lý tài sản khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động.
Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu thực hiện xử lý tài sản khi sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính để bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí tài sản.
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được Lãnh đạo Đảng, Chính phủ giao, Bộ Tài chính đã có các Công văn hướng dẫn về xử lý tài sản khi sắp xếp tổ chức bộ máy, xử lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho rằng cần có sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của các cấp, các ngành để bảo đảm việc xử lý tài sản hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Ảnh: Trọng Tín. |
Tuy nhiên, qua tổng hợp kết quả Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, vẫn còn nhiều tài sản không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Tại Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 2/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao thành lập các đoàn công tác để đôn đốc, hướng dẫn trực tiếp tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có khối lượng trụ sở, cơ sở vật chất lớn, tính chất phức tạp, tiến độ xử lý chậm.
Bộ Tài chính chủ động thành lập Đoàn công tác với sự tham dự các nhiều bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến các địa phương, và chọn TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là đơn vị kiểm tra đầu tiên. Sau đó Đoàn công tác sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị phương khác để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn trực tiếp các địa phương trong việc xử lý tài sản công.
Báo cáo tại buổi làm việc, Sở Tài chính TP.HCM cho biết tổng số lượng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố là 3.895 cơ sở. Trong đó, tiếp tục sử dụng 3.430 cơ sở.
Tổng số cơ sở thực hiện điều hòa nội bộ (điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương) là 234 cơ sở. Tổng số cơ sở dôi dư sau sắp xếp bộ máy, đơn vị hành chính là 231 cơ sở, chủ yếu là cơ sở nhỏ, lẻ, các khu phố, ấp.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau sắp xếp, địa phương còn 142 cơ sở dôi dư do không phù hợp về vị trí, nhu cầu sử dụng, vượt quá tiêu chuẩn định mức… Địa phương dự kiến giao Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý, khai thác.
Riêng tỉnh Bình Dương đang quản lý 1.603 trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Trong đó, tiếp tục sử dụng 1.407 cơ sở, còn 43 cơ sở dôi dư sau sắp xếp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng lưu ý quy mô sắp xếp, xử lý tài sản do sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính rất lớn, nên việc xử lý không đơn giản, vô cùng khó khăn, yêu cầu phải có sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của các cấp, các ngành để bảo đảm việc xử lý tài sản hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản do sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.
Khó, phức tạp nhưng không thể không làm
Việc rà soát, sắp xếp, xử lý trụ sở, công trình, dự án là vấn đề khó, phức tạp nhưng không thể không làm. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về vấn đề này. Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, thực tế thực hiện và kết quả phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức đúng, quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả. Với tinh thần thẳng thắn, vì mục tiêu chung, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng đề nghị các địa phương, đơn vị nói rõ, nói thẳng những công việc đã làm được, chưa làm được để có giải pháp trúng và đúng.
![]() |
Thứ trưởng Bùi Văn Khắng lưu ý các địa phương cần quán triệt việc thực hiện xây dựng phương án sắp xếp, xử lý tài sản đồng thời với việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính, theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng". Ảnh: Trọng Tín. |
Đại diện Sở Tài chính TP.HCM cho biết, theo Nghị định số 50/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xây dựng phương án xử lý tài sản tổng hợp chung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính, tuy nhiên hiện nay số liệu về biên chế các đơn vị mới có thay đổi, quy định về tiêu chuẩn, định mức, sử dụng trụ sở làm việc đang trong quá trình hoàn thiện nên khả năng ảnh hưởng đến tiến độ, nội dung thực hiện việc xây dựng phương án sắp xếp, phân chia, xử lý tài sản.
Do đề xuất của các UBND quận, huyện có nội dung sử dụng các trụ sở hiện hữu của cấp huyện để sắp xếp, bố trí trụ sở làm việc cho 1 đơn vị hành chính mới (cấp xã) sẽ thừa so với tiêu chuẩn, định mức và ngược lại, trường hợp sử dụng trụ sở hiện hữu của cấp xã để sử dụng tiếp tục thì sẽ thiếu so với tiêu chuẩn, định mức.
Hiện nay, các đơn vị sắp xếp tạm thời các trụ sở hiện hữu để bố trí tập trung đảm bảo công tác quản lý nhà nước tại các địa bàn và sau sáp nhập, đơn vị hành chính mới sẽ rà soát, xác định diện tích thừa/thiếu, xây dựng và đề xuất phương án xử lý tài sản.
Do vậy, Sở Tài chính TP.HCM kiến nghị sau khi đề án chính quyền 2 cấp và phương án bố trí trụ sở được phê duyệt, UBND cấp xã mới đi vào hoạt động và đánh giá về sự đáp ứng tiêu chuẩn, định mức khi sử dụng diện tích làm việc nên kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định chuyển tiếp nội dung xử lý này vào Nghị định thay thế Nghị định số 152/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Sau khi nghe các địa phương báo cáo, đại diện các Bộ, cơ quan trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã tiếp thu, đồng thời hướng dẫn xử lý khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong việc triển khai thực hiện các hướng dẫn về xử lý tài sản công, dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư chịu tác động bởi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng lưu ý để bảo đảm việc xử lý tài sản cũng như việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trình trụ sở được tiết kiệm, hiệu quả, các địa phương cần quán triệt và chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, tổng hợp đầy đủ các trụ sở, tài sản công hiện đang quản lý, các dự án đầu tư công trình trụ sở đang thực hiện hoặc đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai.
Trên cơ sở đó xây dựng phương án sắp xếp, xử lý tài sản, đề xuất việc triển khai thực hiện đối với các dự án, công trình bị ảnh hưởng bởi sắp xếp đơn vị hành chính. Trong đó, lưu ý quán triệt việc thực hiện xây dựng phương án sắp xếp, xử lý tài sản đồng thời với việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính, theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư thì xây dựng kế hoạch xử lý, bảo đảm 6 rõ như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền; đồng thời, thường xuyên cập nhật các cơ sở nhà, đất dôi dư phát sinh mới để bổ sung vào kế hoạch.

-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA) -
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa -
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo