
-
Đà Nẵng tổ chức hội thảo, kêu gọi đầu tư vào lĩnh AI
-
Bộ Tài chính đề xuất chính sách vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
-
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain
-
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online
-
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Việt Nam hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. Ảnh: VGP |
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề liên quan đến tiền số, tài sản số tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tài sản số, tiền số (thường được gọi là tiền ảo) là vấn đề mới và rất phức tạp, không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Vấn đề này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra những khuôn khổ pháp lý khác nhau để tạo ra cách thức, hướng tới hoạt động liên quan đến tài sản số diễn ra một cách minh bạch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế.
"Vì là vấn đề thực tiễn đặt ra như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương để nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam", ông Chi cho hay.
Cụ thể, đầu tuần này, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã chủ trì cuộc họp để nghe Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan báo cáo về tình hình tài sản số, tiền số và định hướng xây dựng khuôn khổ pháp lý liên quan.
Bộ Tài chính đã được Thủ tướng và Thường trực Chính phủ giao nhiệm vụ, ngay trong tháng 3/2025 sẽ báo cáo Chính phủ để ban hành nghị quyết, trong đó cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo để các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân ở Việt Nam có thể giao dịch, thực hiện đầu tư, mua bán, được tổ chức bởi các đơn vị, doanh nghiệp được Nhà nước cho phép. "Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên thị trường này", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.
Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, tổ chức liên quan sớm xây dựng quy định pháp quy để cho phép các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam có thể phát hành tài sản ảo để huy động nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đóng góp vào phát triển chung của nền kinh tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng, bắt kịp xu thế của thế giới và khu vực về tài sản ảo, tài sản số.
"Những việc này chúng ta có thể bắt kịp được, không để Việt Nam bị tụt lại phía sau trong lĩnh vực này", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.

-
Thủ tướng phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" -
Việt Nam thành điểm nóng đầu tư đổi mới sáng tạo -
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain -
Viettel Post nhắm đích doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng -
Vĩnh Phúc đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số -
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online -
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế