
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8
-
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên
Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh.
Như vậy, việc công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 (ngoài hai môn Ngữ văn và Toán đã ấn định) phải được công bố trong tháng 2/2025. Đến nay, có khoảng 20 địa phương đã công bố môn thi thứ 3, hầu hết đều chọn là môn Ngoại ngữ (đa số là tiếng Anh). Nhiều địa phương chưa có kế hoạch công bố môn thi thứ 3; Thành phố Hà Nội vừa ra thông báo dự kiến cuối tháng 3/2025 mới công bố. Điều này khiến các nhà trường, thầy cô và phụ huynh, học sinh tỏ ra bị động, lo lắng khi thời gian ngày càng ít và môn thi chưa được xác định, không chủ động được trong dạy và học.
Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu: Trong thời gian qua, toàn ngành Giáo dục đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ở một số địa phương còn bất cập chưa được kịp thời xử lý ảnh hưởng đến các hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và hoạt động dạy thêm, học thêm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông bảo đảm minh bạch, thiết thực, hiệu quả, giảm áp lực, giảm chi phí cho xã hội. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 02 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh.
b) Bố trí nguồn ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục không được đến trường.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. Kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hướng dẫn các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm; yêu cầu xử lý nghiêm và công khai các trường hợp sai phạm theo quy định.
c) Chủ động, thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm, bảo đảm phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
3- Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Công điện này; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

-
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập -
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower