-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực
Phát biểu kết luận Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Xúc tiến đầu tư Vùng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị “ba trong một”.
“Tuy là hội nghị ba trong một nhưng tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu là phát triển đột phá, bao trùm, toàn diện và bền vững vùng Tây Nguyên”.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của Vùng Tây Nguyên, không chỉ về an ninh, chính trị, mà còn là kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW |
“Tây Nguyên có nhiều tiềm năng nổi trội, lợi thế khác biệt nhưng phát triển chưa xứng với tiềm năng”, Thủ tướng nói và chỉ ra các nguyên nhân khiến Vùng chưa phát triển.
Đó là do hạ tầng chưa phát triển, cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, nhất là về hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục.
Thứ hai là do thiếu nguồn lực, cả nguồn lực con người và nguồn lực tài chính. “Thời gian qua, Tây Nguyên mới chủ yếu dựa vào nguồn lực đầu tư nhà nước, chứ nguồn lực từ doanh nghiệp, nhà đầu tư còn hạn chế”, Thủ tướng nói.
Sự thiếu kết nối nội vùng, liên vùng, quốc tế cũng là nguyên nhân được Thủ tướng chỉ ra là khiến toàn Vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cùng với đó, là chưa xây dựng được các thương hiệu tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
Chính vì thế, theo Thủ tướng, ngoài các nhiệm vụ, giải pháp đã được chỉ rõ trong Nghị quyết 23-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội để góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội vùng Tây Nguyên.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Tây Nguyên phải tự lực tự cường đi lên, lấy nguồn lực bên trong là điểm tựa, nguồn lực bên ngoài là đột phá. Đồng thời, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là động lực cho sự phát triển.
“Phải có cách tiến cận toàn cầu, toàn dân để phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo rằng, Tây Nguyên phải phát triển đột phá, bao trùm các đối tượng, ngành nghề, phát triển toàn diện nhưng phải bền vững và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Cùng với đó, tập trung đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
Để khu vực Tây Nguyên phát triển, Thủ tướng chỉ đạo, trước tiên, phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách.
“Chính phủ sẽ nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù cho Tây Nguyên. Nhưng thể chế, chính sách cũng phải xuất phát từ thực tiễn, vì thế, các địa phương cần chủ động đề xuất, vướng gì, cần có cơ chế, chính sách gì để phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vai trò của phát triển hạ tầng, Thủ tướng chỉ đạo, tới đây phải tập trung phát triển các dự án hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục.
Theo Thủ tướng, giao thông phát triển thì sẽ mở ra không gian phát triển mới. Trên cơ sở các trục giao thông, phát triển các hành lang kinh tế Đông - Tây, Bắc - Nam. “Trục Đông - Tây hiện nay còn yếu, nên cần tập trung đầu tư”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng và các đại biểu tham dự Hội nghị Ảnh: VGP |
Cùng với đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển trường đại học, trường dạy nghề.
Việc phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế rừng cũng được Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch, nông nghiệp công nghệ cao, gắn phát triển văn hóa với du lịch…
“Phải phát triển bao trùm, toàn diện và bền vững Vùng Tây Nguyên”, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh.
Để phát triển Vùng Tây Nguyên, Thủ tướng chỉ đạo, phải bắt đầu tư công tác quy hoạch, bằng huy động các nguồn lực bên ngoài để triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án. Ngoài ngân sách nhà nước, có thể phát triển các dự án hợp tác công - tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài.
“Với xúc tiến đầu tư, tinh thần làm sao có trọng tâm, trọng điểm, dựa vào tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, nổi trội của tỉnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Gửi gắm tới các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, Thủ tướng nói, đã cam kết thì phải thực hiện, và đã thực hiện thì phải hiệu quả, trên cơ sở hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nỗ lực thực hiện để đưa Vùng Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững.
-
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp