-
Hải Phòng có thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương từ ngày 1/1/2025 -
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa -
Quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba -
Vĩnh Long: 4 Phó giám đốc Sở được giao quyền Giám đốc Sở -
Xuất cấp 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái -
Điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng từ ngày 16/12/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên |
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 2/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ thống nhất nhận định kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng qua chuyển biến đúng hướng và đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội: Nhiều tín hiệu tốt
Báo cáo tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nên cho biết, lãi suất giảm, tăng trưởng tín dụng cao gấp đôi cùng kỳ năm trước, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện, nợ xấu từng bước được xử lý; sản xuất công nghiệp từng bước hồi phục.
Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra, nhập siêu thấp, vốn FDI đăng ký và thực hiện tiếp tục đạt cao hơn cùng kỳ, an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm….
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, điểm đáng chú ý là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số CPI tháng 11 chỉ tăng 0,34%, 11 tháng là 5,5%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua.
Dự báo CPI năm 2013 có khả năng tăng thấp hơn năm 2012 (khoảng 6,81%). Cũng theo ông Nên, sự kiên định thực hiện nghiêm túc các nghị quyết chỉ đạo, điều hành của Chính phủ không chỉ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó còn giúp nền kinh tế phục hồi tạo đà tăng trưởng cho năm 2014 và các năm tiếp theo.
Cụ thể một số chỉ tiêu: kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt trên 121 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 121,12 tỷ USD. Thu ngân sách dù còn gặp rất nhiều khó khăn do tác động suy giảm kinh tế kéo dài, nhưng nhìn tổng quan 11 tháng ước đạt 85,6% dự toán, tăng 10%.
Tính chung 11 tháng, vốn FDI thực hiện ước đạt 10,55 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2012; vốn đăng ký ước đạt gần 20,82% tỷ USD, tăng 54,2% ; giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi ước đạt 4.43 triệu USD, tăng 13,5%.
Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp đều giữ được tốc độ tăng trưởng, khu vực dịch vụ - thương mại cũng duy trì đà tăng trưởng khá. Điểm đáng chú ý, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn kiên định thực hiện các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục triển khai sâu rộng.
Tiếp tục kiên định các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô
Tại phiên họp, bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ nhận định, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại trong tháng cuối năm, nợ xấu vẫn còn cao; hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, tổng cầu và sức mua còn yếu.
Do vậy, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra, bảo đảm cân đối cung -cầu hàng hóa, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán - thời điểm dễ xảy ra những yếu tố gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô, đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Tích cực triển khai các chương trình phát triển thị trường trong nước, củng cố và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tập trung công tác thu, chống thất thu ngân sách nhà nước. Tập trung hỗ trợ các vùng bị thiên tai, bão lũ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động; rà soát, thực hiện tốt chính sách đối với người có công; quan tâm hơn nữa đến công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp khi đến làm việc ở các cơ quan công quyền.
Về các nhiệm vụ trong tháng cuối năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tập trung khắc phục khó khăn, hạn chế, yếu kém còn tồn tại; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đã đề ra.Các bộ, ngành, địa phương kiên định, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, không để hàng hóa tăng giá đột biến, nhất là hàng nông sản, thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán.
Phan Long
-
Vĩnh Long: 4 Phó giám đốc Sở được giao quyền Giám đốc Sở -
Xuất cấp 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái -
Điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng từ ngày 16/12/2024 -
Đồng Tháp có tân Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư -
Đầu tư 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Lo địa phương không có ngân sách đối ứng -
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam -
PMI vượt trên 51 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 10/2024
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon