-
Tới Mũi Cà Mau - ngắm nơi đất biết sinh sôi -
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh
Điện Kiến Trung là công trình đặc biệt quan trọng trong hệ thống kiến trúc các cung điện của triều Nguyễn. Ngôi điện được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định.
Theo các chuyên gia, ngoài những giá trị lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mỹ thuật khi có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á - Âu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý pha trộn kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Điện Kiến Trung vốn là một công trình quan trọng trong hệ thống kiến trúc cung đình thời Nguyễn đầu thế kỷ XX. Vốn xưa tại vị trí này vua Minh Mạng cho xây tòa lầu Minh Viễn 3 tầng (vào năm 1827), được bình chọn là “Thần Kinh đệ nhất cảnh”.
Năm 1876, do bị xuống cấp nặng nề, vua Tự Đức cho triệt giải công trình.Năm 1913, vua Duy Tân cho dựng một công trình theo phong cách mới, gọi là lầu Du Cửu; sau khi vua Khải Định lên ngôi đổi tên thành lầu Kiến Trung.
Nhưng trong giai đoạn 1921-1923, lầu/điện Kiến Trung được xây dựng lại hoàn toàn theo phong cách Tân- cổ điển, một công trình có quy mô lớn và mang phong cách đặc trưng thời Khải Định với kiểu trang trí hết sức cầu kì, tỉ mỉ, đặc biệt là lối trang trí bằng đắp mảnh sành sứ trên nền vôi vữa. Thời Bảo Đại, công trình có được sửa chữa bổ sung thêm. Đáng tiếc chỉ sau 24 năm tồn tại ngắn ngủi, điện Kiến Trung gần như bị phá hủy hoàn toàn vào tháng 2/1947…
Giữa tháng 2/2019, sau gần 5 năm nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ dự án và các thủ tục liên quan, Lễ khởi công trùng tu phục hồi điện Kiến Trung trong Tử Cấm Thành Huế đã được tổ chức.
5 năm qua, dự án trùng tu phục hồi điện Kiến Trung đã được vận hành qua 3 đời Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và cũng trải qua không ít khó khăn do đại dịch covid, do các khó khăn về vốn, thủ tục và cả những vấn đề về chuyên môn. Nhưng dù ở thời kỳ nào, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng luôn quyết tâm triển khai dự án với nỗ lực cao nhất, chất lượng tốt nhất. Và nay, công trình đã bước vào những khâu hoàn thiện cuối cùng.
Sau thời gian trùng tu, dưới bàn tay tài hoa của những người thợ, điện Kiến Trung đã được phục dựng gần như nguyên vẹn và sẽ mở cửa phục vụ khách tham quan vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Những hình ảnh của Điện Kiến Trung sau khi được trùng tu phục hồi:
-
Thăng hoa cùng ẩm thực Sa Pa -
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu