
-
Phó thủ tướng: Ngành Ngoại giao phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm đương tốt vai trò tiên phong
-
Cà Mau quyết tâm đạt tăng trưởng kinh tế từ 8,5% trở lên
-
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Thụy Sĩ
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tổ chức nhóm "tác chiến" nhanh giải quyết các vướng mắc thuế tại TP.HCM
-
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý ngân sách nhà nước cho các xã mới sau sáp nhập -
Thủ tướng thăm cây cầu mới qua sông Hương và dự án nhà ở xã hội tại Huế
Sáng 28/2/2024, Hội nghị Tiểu ban Kinh tế lần thứ 12 Khu vực Tam giác phát triển CLV đã được tổ chức tại Attapeu (Lào). Hội nghị diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 13 Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, diễn ra từ ngày 26/2 đến 1/3/2024 tại Lào.
![]() |
Hội nghị Tiểu ban Kinh tế Khu vực Tam giác phát triển CLV lần thứ 12 |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Somboun Sihanath, Trưởng Tiểu ban Kinh tế Lào, Chủ tịch Tiểu ban Kinh tế Tam giác phát triển CLV cho biết, Khu vực Tam giác phát triển CLV có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng và yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hợp tác 3 bên cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là trong phát triển nông nghiệp, đầu tư, thương mại, du lịch…
Tuy nhiên, theo ông Somboun Sihanath, những sự hợp tác này vẫn chủ yếu dừng ở song phương, mà chưa có được sự hợp tác đa phương, còn thiếu vắng các dự án mà cả 3 nước cùng thúc đẩy thực hiện.
“Chính vì thế, đây là cơ hội để chúng ta trao đổi, thảo luận về các kết quả đã đạt được, chỉ ra những vướng mắc cần tháo gỡ và xác định phương hướng hợp tác hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, kéo gần khoảng cách phát triển giữa 3 nước”, ông Somboun Sihanath nói.
Đồng tình với nhận định này, khi phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Hùng Cường, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trưởng Tiểu ban Kinh tế Việt Nam cũng đã nhấn mạnh rằng, dù hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch trong khu vực tam giác phát triển CLV đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng các chương trình, dự án vẫn chủ yếu là hợp tác song phương, thiếu vắng dự án hợp tác 3 bên thành công.
![]() |
Ông Dương Hùng Cường, Trưởng Tiểu ban Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
“Những tiến bộ trong hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch giữa 3 nước vẫn còn hạn chế. Hợp tác trong xây dựng quy hoạch chung phát triển kinh tế của Tam giác phát triển CLV, cũng như việc huy động nguồn lực để thúc đẩy hợp tác cũng còn khiêm tốn”, ông Dương Hùng Cường nói và bày tỏ quan điểm rằng, Khu vực Tam giác phát triển CLV cần tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa.
Thông tin từ ông Dương Hùng Cường, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia đã đạt được những kết quả rất tích cực.
Trong đó, riêng về đầu tư, cả Lào và Campuchia đều là địa bàn đầu tư ra nước ngoài hàng đầu của Việt Nam. Về đầu tư sang Campuchia, tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam có 206 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam là 2,94 tỷ USD. Trong đó, có 45 dự án nằm trong Khu vực Tam giác phát triển thuộc Campuchia (4 tỉnh Rattanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kratie) với tổng vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam là 1,679 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng số dự án và 57% tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia.
Về đầu tư sang Lào, đến hết tháng 7/2023, Việt Nam hiện có 241 dự án đầu tư sang Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 5,47 tỷ USD. Trong đó, có 77 dự án đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào với tổng vốn đầu tư Việt Nam là 2,052 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng số dự án và 37,5% tổng vốn đầu tư Việt Nam vào Lào.
Tuy nhiên, ngay cả với hợp tác đầu tư, kết quả đạt được được cho là vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
![]() |
Các tiểu ban kinh tế của 3 nước tập trung thảo luận về các lĩnh vực cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới |
Tại Hội nghị Tiểu ban Kinh tế, ba bên đã tập trung thảo luận về các định hướng chiến lược hợp tác trong thời gian tới. Phía Việt Nam đã đề xuất thúc đẩy hợp tác trong xây dựng Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội Khu vực Tam giác phát triển CLV, cũng như thúc đẩy Kết nối 3 nền kinh tế CLV.
Hiện tại, việc xây dựng Quy hoạch chung, cũng như Kế hoạch hành động kết nối 3 nền kinh tế đang được phía Việt Nam dự thảo. Trong đó, riêng về Kế hoạch hành động kết nối 3 nền kinh tế, các bên đã rà soát và xác định 158 nhiệm vụ, chương trình và dự án trong 3 lĩnh vực trụ cột của kết nối 3 nền kinh tế, gồm kết nối thể chế, kết nối hạ tầng, kết nối con người và các tỉnh biên giới.
Thống nhất với các đề xuất của phía Việt Nam, các tiểu ban kinh tế Lào và Campuchia cho rằng, cần tiếp tục rà soát để thống nhất, trình thông qua Báo cáo tại Hội nghị Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển CLV nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hành động.
Bên cạnh đó, phía Lào và Campuchia cũng đã đề xuất đẩy nhanh việc hợp tác trong phát triển ngành cao su, mà Việt Nam có thể mạnh; cũng như hợp tác trong thúc đẩy thương mại và du lịch; hợp tác để đưa trang web chung của Khu vực Tam giác phát triển CLV trở thành một kênh thông tin chính xác và hiệu quả, nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào Khu vực.
Riêng về xây dựng Quy hoạch chung, ông Penn Sovicheat, Trưởng Tiểu ban Kinh tế Campuchia cho rằng, cần tính đến phương án phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030. Tức là, cần có kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn hơn.
Sau thời gian thảo luận, ba bên đã thống nhất những nội dung hợp tác quan trọng trong thời gian tới. Những nội dung này được ghi trong biên bản Hội nghị. Biên bản này sẽ được báo cáo lên Hội nghị SOM, được tổ chức vào ngày mai (29/2). Kết quả của cuộc họp SOM sẽ tiếp tục được báo cáo lên Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 13 Khu vực Tam giác phát triển CLV, diễn ra vào sáng ngày 1/3/2024.
-
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý ngân sách nhà nước cho các xã mới sau sáp nhập -
Thủ tướng thăm cây cầu mới qua sông Hương và dự án nhà ở xã hội tại Huế -
Thủ tướng: Các Anh hùng liệt sĩ đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta -
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU -
Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương -
Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thường lệ đầu tiên sau hợp nhất -
Hoàn thiện thủ tục hành chính phân cấp cho địa phương, bảo đảm sản xuất, kinh doanh thông suốt
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng