-
Hà Nội ban hành quy định mới về phí thăm quan di tích, bảo tàng -
Hà Nội thông qua kế hoạch biên chế năm 2025 -
TP.HCM muốn tăng trưởng 10% trong năm 2025, đầu tư toàn xã hội phải đạt 500.000 tỷ đồng -
Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp -
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư
Một đường ngang có gác chắn của ngành đường sắt. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+) |
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang có người gác theo Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, văn bản số 907/VPCP-CN ngày 4/2/2021 của Văn phòng Chính phủ và văn bản số 1782/TTg-CN ngày 23/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt, hoàn thành trong năm 2025.
184 đường ngang có người gác bao gồm: 38 đường ngang tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; 3 đường ngang tuyến Diêu Trì - Quy Nhơn; 22 đường ngang tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; 2 đường ngang tuyến nhánh đường sắt Cảng Chùa Vẽ; 60 đường ngang tuyến Yên Viên - Lào Cai; 2 đường ngang tuyến Phố Lu - Pom Hán; 2 đường ngang tuyến Bắc Hồng - Văn Điển; 16 đường ngang tuyến Đông Anh - Quán Triều; 2 đường ngang tuyến Gia Lâm - Hải Phòng…
Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về thông tin, số liệu báo cáo, đề xuất và nội dung dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ; rà soát, cân đối nguồn vốn hoạt động kinh tế đường sắt đã giao năm 2024 để thanh quyết toán các đường ngang đã hoàn thành và thực hiện ngay những công việc cần thiết, cấp bách.
Quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về quản lý chi phí, đơn giá, định mức; quản lý sử dụng nguồn kinh phí được giao theo đúng quy định pháp luật; thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang hoàn thành trong năm 2025, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí đủ kinh phí để thực hiện hoàn thành việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu, bảo đảm theo đúng quy định pháp luật.
-
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp -
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư -
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy -
Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về Đề án thí điểm taxi bay tại Bình Định -
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu -
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng