
-
Đà Nẵng giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
-
Vì sao startup nông nghiệp Việt Nam chưa hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?
-
EVNGENCO1 đã phát được 28,7 tỷ kWh điện
-
Chiếm 37% công suất nguồn, EVN và các công ty thành viên, công ty cổ phần đóng góp 41,29% sản lượng điện
-
Rõ thêm mảnh ghép trong bức tranh tài chính của Vietnam Airlines -
Doanh nghiệp không đầu tư bài bản, “trải nghiệm khách hàng” sẽ chỉ như món đồ trang trí
![]() |
Năm 2022, gần 80 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo các FTA. |
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “Thực thi hiệu quả cam kết thuế xuất khẩu ưu đãi và nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do - FTA” vào ngày 18/5 tại Hà Nội.
Sự kiện nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu cập nhật quy trình thủ tục hải quan, quy định về quy tắc xuất xứ và các điều kiện phi thuế quan... để tăng mức độ tận dụng ưu đãi thuế quan và phát huy hiệu quả các cơ hội từ FTA, đặc biệt đối với các FTA mới có hiệu lực như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP.
Đại diện Tổng cục Hải quan; Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; các chuyên gia kinh tế...cùng tham dự sự kiện này.
Việt Nam đang thực thi 15 hiệp định thương mại tự do, ngoài ra còn 2 hiệp định thương mại với Lào và Cuba. Với 15 FTA đang có hiệu lực, một lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu đã được ưu đãi thuế theo cam kết.
Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022 do Bộ Công thương phát hành ghi nhận, năm qua, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.380.359 bộ C/O ưu đãi với trị giá 78,3 tỷ USD, tăng 13,18% về trị giá và 11,75% về số lượng C/O so với năm 2021.
C/O mẫu EUR.1 và EUR.1 UK có tỷ lệ sử dụng lần lượt là 25,89% và 23,54%, C/O EAV có tỷ lệ sử dụng 59,44%, C/O mẫu AANZ 39,28%.
Theo thị trường xuất khẩu thì Hàn Quốc 51,02%, Trung Quốc 29,57%, Canada và Mexico lần lượt đạt 13,67% và 30,7%.
Tỷ lệ cấp C/O ưu đãi 33,61% cùng với tốc độ tăng trưởng 13,18% cho thấy doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần phục hồi tại các thị trường có FTA sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19.
Bộ Công thương cho biết, tỷ lệ cấp C/O ưu đãi 33,61% không có nghĩa là 66,39% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Một trong những nguyên nhân là thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường như Singapore, Hồng Kông đã là 0% nên hàng hóa không cần phải có C/O ưu đãi mới được hưởng mức thuế 0%
Cuối năm ngoái, Chính phủ đã ban hành 17 nghị định về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và 2 Hiệp định thương mại (PTA) đang có hiệu lực, áp dụng cho giai đoạn từ 2022-2027.

-
Chiếm 37% công suất nguồn, EVN và các công ty thành viên, công ty cổ phần đóng góp 41,29% sản lượng điện -
Rõ thêm mảnh ghép trong bức tranh tài chính của Vietnam Airlines -
Doanh nghiệp không đầu tư bài bản, “trải nghiệm khách hàng” sẽ chỉ như món đồ trang trí -
Bắc Giang: Doanh nghiệp chấm điểm sở ngành, Chủ tịch tỉnh xác định rõ không có thứ hạng an toàn -
Xây dựng chiến dịch quảng cáo có độ lan tỏa cao cho start-up -
Dùng M&A, Masan giữ thị phần bán lẻ cho thương hiệu Việt -
Điều chỉnh kế hoạch cuối năm khi kinh doanh gặp khó khăn
-
Năm 2023, tổng thu ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ước đạt 95.067 tỷ đồng
-
Gia đình trẻ chốt ngay căn hộ Hanhomes Blue Star sau khi “mắt thấy, tay sờ”
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đạt Giải thưởng Cải tiến Chất lượng ACHSI 2023
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg