
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
“Con cưng” của doanh nghiệp thế giới
COVID-19 đã khiến xu hướng chuyển đổi số len lỏi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống: từ trao đổi công việc đến đặt thức ăn, giao hàng... Bối cảnh này cũng đã “gắn động cơ phản lực” buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng bắt kịp “đoàn tàu” chuyển đổi số. Định nghĩa về chuyển đổi số, Deloitte - một trong bốn công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới, khẳng định: “Chuyển đổi số nghĩa là trở thành một doanh nghiệp số - sử dụng công nghệ để không ngừng phát triển mọi hạng mục trong mô hình kinh doanh (dịch vụ/sản phẩm, tương tác với khách hàng và cách vận hành nội bộ)”.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng vận hành việc chuyển đổi số một cách suôn sẻ và dễ dàng. Năm 2018, McKinsey – công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ đã chỉ ra một thực tế phũ phàng rằng chỉ có ít hơn 30% công ty thành công trong công cuộc chuyển đổi số này. Bởi lẽ, sự thay đổi này đòi hỏi một nguồn đầu tư dài hạn cho đội ngũ IT, chi phí đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho nguồn nhân sự, cơ sở hạ tầng,… Đầu tư một nền tảng số là việc nằm trong tầm tay, nhưng thách thức lớn hơn với doanh nghiệp sẽ đến từ việc làm thế nào để sở hữu một đội ngũ có thể vận hành các công cụ mới này một cách trơn tru.
![]() |
Việc chuyển đổi số vừa mang lại cơ hội, vừa mang lại thử thách về nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp. |
Trong bối cảnh nhân sự nội bộ cần thời gian đào tạo mới có thể bắt kịp, thuê ngoài nhân sự “high-tech” hiển nhiên trở thành một giải pháp tức thời được các công ty quốc tế ưu tiên lựa chọn. Thuê ngoài nhân sự “high-tech” là dịch vụ thuê ngoài nguồn lực có kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh bài toán chuyển đổi số. Trong báo cáo “2020 Global Managed Services Report”, 45% doanh nghiệp tại 29 quốc gia cho biết, họ sẽ thuê ngoài nhân sự “high-tech” trong năm 2021.
Lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp Việt
Hậu COVID-19, Việt Nam cũng chứng kiến sự trỗi dậy của xu hướng thuê ngoài nhân sự “high-tech” ở một số doanh nghiệp trong nước.
Bà Lý Ngọc Trân, Giám đốc Dịch vụ Nhân sự thuê ngoài, Công ty Talentnet phân tích: “Thuê ngoài nhân sự “high-tech” đang nở rộ thành một xu hướng mới nhờ giải quyết tốt những hạn chế của nguồn lực nội bộ, nhanh chóng có “viện binh” để chinh phục nhanh thử thách chuyển đổi số, gia giảm các rủi ro có thể đối mặt. Nhất là trong bối cảnh lãnh đạo doanh nghiệp cũng đang từng bước làm quen với khái niệm chuyển đổi số, việc thuê ngoài một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực “high-tech” sẽ tiết kiệm công sức cho đội ngũ quản lý, giúp các sếp có thể toàn tâm tập trung xây dựng chiến lược phát triển”.
![]() |
Với những lợi ích nhất định, thuê ngoài nhân sự trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật cao đang trở ngày càng được các doanh nghiệp ưa chuộng. |
Thuê ngoài nhân sự còn giúp doanh nghiệp đào được những “viên ngọc sáng” cho vị trí chuyên môn tại các công ty công nghệ. Theo nghiên cứu và thống kê của Google-Temasek-Bain, Việt Nam là một trong hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á (bên cạnh Philippines).
Bởi nhu cầu chuyển đổi số của thị trường gia tăng nhanh chóng, các công ty công nghệ, thương mại điện tử cũng phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi một nguồn lực lao động dồi dào. Và ứng cử viên cho các vị trí như chuyên viên marketing, chuyên viên thiết kế, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên quản lý rủi ro… có thể dễ dàng và nhanh chóng được tìm thấy nhờ vào dịch vụ thuê ngoài. Đây được coi là giải pháp thức thời cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa sức mạnh nguồn lực.
Có thể nói, trước “làn sóng” FDI đang tràn vào Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19, xu hướng thuê ngoài nhân sự “high-tech” sẽ càng phát triển mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nội địa nhanh chóng “ghép toa” với đoàn tàu 4.0.

-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric -
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng -
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam -
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"