
-
ĐHĐCĐ LPBank: Trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống, mục tiêu lợi nhuận tăng 22,2%
-
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác
-
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao
-
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
Bài viết dưới đây là của chị Thanh Nguyệt (Từ Liêm, Hà Nội) về cách chị tính toán cho người khác ở cùng căn hộ mình đi thuê để giảm bớt chi phí:
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Vợ chồng tôi đang ở trong một căn hộ ba phòng ngủ khá đẹp, rộng hơn 100 m2 nhưng mỗi tháng chỉ tốn chưa đầy 3 triệu tiền thuê, lại tận dụng được chỗ để làm nơi dạy học. Việc thuê nơi ở này là một quyết định sáng suốt và đem lại cho chúng tôi nhiều lợi ích về kinh tế.
Tôi vốn là biên tập viên, chồng là giáo viên ở một trường trung học tại Hà Nội. Cả hai đều quê tỉnh lẻ, sau khi kết hôn thì thuê nhà tại khu tập thể cũ ở Mai Dịch. Ngôi nhà rộng hơn 40 m2, giá 3 triệu đồng mỗi tháng. Chúng tôi sống tại đó hơn một năm thì tính đến việc chuyển đi vì nhà xập xệ, ẩm mốc, nhiều chuột, gián, hàng xóm thì phức tạp.
Khi tìm nơi ở mới, vợ chồng tôi bàn nhau xem nên chọn phòng nhỏ để đỡ tốn tiền hay ở hẳn căn rộng rãi ở cho thoải mái. Lương hai vợ chồng chỉ hơn 15 triệu, chúng tôi cũng muốn tiết kiệm để sinh con và sau này mua nhà nên không muốn tốn quá nhiều cho khoản thuê. Tuy nhiên, ở phòng trọ chật chội thì bí bức mà giá điện nước lại cao.
Đúng thời điểm đó thì người thân một chị đồng nghiệp của tôi rao cho thuê căn hộ chung cư hơn 100 m2 với giá mềm, chỉ 5,6 triệu tại quận Thanh Xuân. Dù thấy hơi quá sức nhưng tôi bàn với chồng cứ mạnh dạn thuê rồi sau đó rủ thêm 1-2 người chia sẻ chi phí.
Nơi ở mới thật sự tuyệt vời. Hàng xóm văn minh, không gian yên tĩnh, nhà có tủ bếp, 3 phòng ngủ đều có sẵn giường và một tủ nhỏ, phòng khách chưa đồ nhưng rộng rãi với ban công thoáng. Có điều, chúng tôi chỉ ở một phòng chính (có nhà vệ sinh bên trong), còn hai phòng trống nhưng rủ bạn bè, người thân mà không ai đến để chia bớt không gian và chi phí. Tôi quyết định rao trên mạng, chỉ cho người độc thân đã đi làm thuê, mỗi phòng ở 1-2 người. Với giá 1,5 triệu đồng/phòng trong khu chung cư dân trí cao, tôi mau chóng nhận được cuộc gọi của người có nhu cầu. Chỉ trong chưa đầy một tháng, tôi đã cho thuê được cả hai phòng.
Tôi yêu cầu mỗi tháng, một người ở đó sẽ đóng thêm các khoản là: 3.000 một số điện, 100.000 tiền nước (nếu sử dụng nước nóng thì thêm 50.000 đồng), 50.000 phí dịch vụ, 50.000 mỗi loại nếu sử dụng bếp nấu và tủ lạnh của vợ chồng tôi. Như vậy, hàng tháng chúng tôi thu được từ hai phòng đó 3,5-3,8 triệu đồng nên tính ra khoản tiền thực phải trả để thuê nhà còn rẻ hơn nơi ở cũ, thậm chí người ở cùng còn gánh giúp phần lớn chi phí điện nước.
Nhà rộng, người thuê thì đi làm cả ngày, tối muộn mới về nên hè năm ngoái, vợ chồng tôi quyết định mở một lớp vừa dạy thêm vừa trông trẻ cấp 1 tại nhà. Chỉ riêng khu chung cư đó đã có vài chục người đăng ký, thêm con cái vài người quen, đồng nghiệp nữa là chúng tôi có lớp học khá đông. Sau mùa hè đó, thấy nhu cầu kèm trẻ học, trông trẻ ngoài giờ khi cha mẹ bận rất nhiều, chồng tôi quyết định nghỉ hẳn ở nhà để tập trung vào cung cấp dịch vụ này và thu nhập của anh thậm chí tăng hơn gấp đôi. Có nhiều thời gian rảnh, chồng tôi có thể giúp vợ việc nhà, đồng thời nhận thêm việc bên ngoài.
Sau gần 2 năm ở nhà to rồi cho thuê bớt phòng, tôi thấy mọi việc đều ổn, hai vợ chồng dành dụm được nhiều tiền hơn. Trong suốt thời gian đó, hai phòng còn lại trong nhà hầu như chỉ bị trống thời gian rất ngắn vì có người chuẩn bị chuyển đi là tôi lập tức tìm người thế chỗ ngay. Tất nhiên, ở cùng người xa lạ cũng có một số điều phiền phức như người thuê không giữ vệ sinh tốt, họ thỉnh thoảng cũng phàn nàn vì buổi tối nhiều khi hơi ồn ào (những hôm có đông trẻ học thêm muộn), có người không trả tiền đúng hạn... Dù vậy, những điều đó đều có thể khắc phục và chấp nhận được.
Một điều may mắn của vợ chồng tôi là gia đình chủ nhà ở xa, ít ghé qua nên có lẽ không biết chuyện chúng tôi cho thuê lại và dạy học, trông trẻ tại đó. Vì luôn nhận đủ tiền và đúng hạn từ chúng tôi nên họ rất vui vẻ, thoải mái và nói sẽ cho thuê lâu dài nữa.

-
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng -
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu -
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu -
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds -
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô