
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
Đây là nhận định của các chuyên gia tại buổi tọa đàm “Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu - Triển vọng và thách thức trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TP.HCM” diễn ra mới đây.
![]() |
Tọa đàm về thuế tối thiểu toàn cầu nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước |
Theo nhận định của các chuyên gia tại buổi tọa đàm, thuế tối thiểu toàn cầu được dự báo tác động tới hầu hết tập đoàn đa quốc gia, trong đó có rất nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư tại Việt Nam.
Đối với Việt Nam, việc thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu vừa tạo điều kiện để gia tăng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tác động trực tiếp tới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Riêng tại TP.HCM, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nhận định là đầu tàu kinh tế của cả nước, thời gian qua Thành phố được đánh giá là địa điểm hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì lẽ đó, việc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động không nhỏ đối với việc thu hút đầu tư và môi trường đầu tư tại Thành phố.
Về phía các doanh nghiệp, đại diện Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, nhiều doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao rất quan tâm vấn đề này trong đó có một số tập đoàn lớn.
Các doanh nghiệp đã chủ động đề cập đến vấn đề khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng của nhà đầu tư ra sao. Và doanh nghiệp cũng đặt câu hỏi là TP.HCM có chính sách hỗ trợ gì khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực.
Tại tọa đàm các chuyên gia đều thống nhất rằng thuế tối thiểu toàn cầu vừa là thách thức, song cũng là cơ hội cho Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư.
Ông Phan Vũ Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng, nếu Việt Nam không có những hành động kịp thời và phù hợp thì có thể không giữ được quyền đánh thuế tại nước chủ nhà khi các quốc gia đi đầu tư sẽ thực hiện thu thuế bổ sung. Ngoài ra, Việt Nam cũng không thu được phần thuế bổ sung từ đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn có trụ sở đặt tại Việt Nam.
Hiện nay, một số nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan đã lên kế hoạch/tuyên bố sẽ áp dụng thuế tối thiểu nội địa đạt yêu cầu nhằm giành quyền đánh thuế bổ sung, không để "chảy" sang các quốc gia khác.
Ông Phan Vũ Hoàng cho rằng, nếu giữ quyền đánh thuế tại Việt Nam và dùng nguồn thu này để điều tiết, hỗ trợ hợp lý cho nhà đầu tư, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế cạnh tranh trong thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài.
![]() |
Đại diện một doanh nghiệp đặt câu hỏi cho diễn giả tại tọa đàm |
Đối với TP.HCM khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, Thành phố cần thay đổi tư duy tiếp cận thu hút FDI chất lượng cao, bỏ cách tiếp cận ưu đãi thuế trong chiến lược thu hút FDI, tạo môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng,…
Thay vào đó là cần tập trung đầu tư vốn nhân lực, nâng chất lượng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh…
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng đồng tình và gợi ý giải pháp để ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu là cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chi phí vào sản xuất “xanh”, đào tạo nhân lực chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D).
Sau đó các chi phí đầu tư này sẽ được khấu trừ vào phần thuế mà doanh nghiệp phải nộp thêm theo chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Với giải pháp này thì Việt Nam vừa thu hút được các dự án xanh, công nghệ cao vừa đảm bảo ưu đãi cho nhà đầu tư.
Từ năm 2024, một số quốc gia sẽ áp dụng chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu. Quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu là một nội dung chính trong Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng, đã được hơn 140 quốc gia, trong đó có Việt Nam đồng thuận.
Theo quy tắc này, các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu euro trong ít nhất hai năm ở giai đoạn 4 năm liền kề trước thời điểm thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15% trên mức lợi nhuận.
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 -
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng