Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Thuế vẫn là "tâm bệnh" của doanh nghiệp FDI
Hữu Tuấn - 28/08/2013 15:22
 
Ngày 28/8, tại Hội thảo Quốc gia về chính phủ điện tử (Vietnam Egovernment Symposium) lần thứ 11,Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) công bố kết quả phân tích từ Chương trình khảo sát “Mức độ sử dụng và hài lòng đối với dịch vụ công trực tuyến của các doanh nghiệp vốn nước ngoài tại Việt Nam”. 'Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội sử dụng FDI hiệu quả hơn'

Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với hơn 2.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc 5 ngành nghề tiêu biểu: Công nghiệp/Sản xuất, Nông nghiệp, Dịch vụ, Tài chính, Ngân hàng - Bảo hiểm. Kết quả cho thấy, dịch vụ công trực tuyến vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp.

57% doanh nghiệp FDI phải sử dụng trung gian trong quá trình khai thuế. (Ảnh minh họa)

Báo cáo nhận định, thuế và các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục thuế sẽ tiếp tục là điểm nóng thu hút các trao đổi và thảo luận tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công.

Trong các lĩnh vực khảo sát, các thủ tục về thuế chiếm tỉ trọng cao nhất (43%) trong các dịch vụ công các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng, tiếp theo đó là hải quan (25%), đăng ký kinh doanh (20%), kho bạc (5%) và các dịch vụ khác (3%).

Việc triển khai thuế điện tử đã tạo được khá nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp với 57% doanh nghiệp chỉ mất dưới 10 phút để thực hiện khai thuế điện tử.

Nhưng sự thuận tiện này là do các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian trong quá trình khai thuế. 29% các doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ trung gian phải dành 10 - 30 phút để thực hiện khai thuế trực tuyến.

Các doanh nghiệp này gặp phải một vài khó khăn trong quá trình khai thuế (như tốc độ đường truyền thấp và khối lượng thông tin phải kê khai quá nhiều). Thời điểm cuối tháng, quá trình khai thuế trực tuyến của các doanh nghiệp thường bị kéo dài hơn và nghẽn mạng.

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc ASEAN của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) cho biết, các thủ tục pháp lý còn rườm rà, thiếu tính minh bạch, thủ tục hành chính nặng nề, sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt đối với những dự án, chính sách quan trọng đang là rào cản lớn của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Để tăng cường thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc cải cách hành chính và cải thiện chất lượng dịch vụ công tại cấp chính quyền địa phương là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Tại Hội thảo Quốc gia về chính phủ điện tử (Vietnam Egovernment Symposium) lần thứ 11 ngày 28/8, nhiều chuyên gia đều cho rằng, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp là một trong những thước đo quan trọng hàng đầu phản ánh trình độ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới nâng cao hiệu quả và hiệu lực vận hành bộ máy, tăng cường chất lượng và hiệu quả cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy quá trình tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính phủ, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp đóng góp ý kiến, tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách của Chính phủ.

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thẳng thắn nhận xét, trong quá trình triển khai Chính phủ Điện tử suốt thời gian qua, kết quả rõ ràng nhất thể hiện ở hoạt động của Chính phủ Điện tử - chính quyền các tỉnh, còn Chính phủ Điện tử với Doanh nghiệp và Chính phủ Điện tử với công dân đang rất mờ nhạt.

Trong khi đó, suy cho cùng, mục tiêu xây dựng Chính phủ Điện tử cũng chỉ để phục vụ công dân, doanh nghiệp.

Thông tư nối thông thủ tục đầu tư - đất đai - xây dựng
Ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng Dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư