-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Ngân hàng có tính lãi cả số tiền khách đã trả?
Phản ánh với Báo Đầu tư, anh Phan Dũng Khánh, một khách hàng lâu năm của HSBC cho biết, mặc dù trước đây đã từng gặp nhiều vấn đề trong sử dụng dịch vụ của HSBC song anh vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng này do tin tưởng về độ an toàn và minh bạch. Tuy nhiên, sự cố vừa gặp phải khiến một người làm việc kỳ cựu trong ngành tài chính như anh phải nghĩ lại.
Đã thanh toán 100 triệu trong hạn, song khách hàng của HSBC vẫn bị tính lãi cả số tiền đã trả |
Cụ thể, tháng 4/2019, anh đã sử dụng thẻ tín dụng HSBC để thanh toán một số vật dụng với tổng số tiền 100.442.158 đồng, kỳ hạn trả trước 16/5. Ngày 7/5, anh Khánh mang tiền đến cây ATM của HSBC để nộp vào tài khoản song hạn mức nộp qua ATM mà ngân hàng quy định tối đa chỉ 100 triệu/ngày nên anh dự định để hôm khác quay lại nộp.
Tuy nhiên, do bận rộn và cũng chủ quan vì số tiền 400 nghìn đồng không quá lớn, anh Khánh đã để đến kỳ sao kê tháng 5/2019 mới đi nộp. Tuy nhiên, đến ngày hôm qua (21/5), khi nhận bản sao kê, khách hàng này mới tá hóa vì số tiền lãi đã lên tới 3 triệu đồng.
“Số tiền lãi này gấp 7,5 lần số tiền gốc tôi còn nợ, tương đương với lãi suất 650%/tháng. Tôi khiếu nại với ngân hàng thì được giải thích là tiền lãi tính trên tổng số tiền 100.442.158 đồng tháng tháng trước và cả 27 triệu tôi quẹt thẻ trong tháng 5 – lẽ ra tháng 6 mới đến hạn thanh toán (vì được cam kết miễn lãi trong 55 ngày)”.
Ngay cả khách hàng làm việc tới 19 năm trong ngành tài chính như anh Dũng Khánh còn bị bối rối với cách tính lãi suất của ngân hàng, thì điều dễ hiểu tại sao nhiều người dân vẫn còn lo ngại sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, NHNN đang nỗ lực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Theo số liệu thống kê của Standard Chartered, có tới hơn 90% người dân Việt Nam vẫn sử dụng tiền mặt. Số lượng người dân tiếp cận dịch vụ tài chính cũng thấp hơn rất nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, cách tính lãi vay qua thẻ, cách tính phí dịch vụ của nhiều ngân hàng đang khiến khách hàng e ngại.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực |
“Cần phải đơn giản hóa các quy định trong sử dụng dịch vụ ngân hàng, minh bạch và dễ hiểu hơn, tạo niềm tin cho người dân khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trước tới giờ, tôi vẫn nghĩ là nợ bao nhiêu thì bị tính lãi trên phần đó, giờ mới biết là nợ đã trả rồi vẫn bị tính lãi, thậm chí còn bị tính lãi cao hơn cả lãi suất chợ đen. Tôi làm trong ngành tài chính lâu như vậy mà còn không nắm hết quy định huống hồ là những người không làm việc trong lĩnh vực này?”, anh Dũng Khánh băn khoăn.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang tới dần, các fintech ngày càng nở rộ, tiền số dần phát triển, các dịch vụ không thu phí người dùng sẽ thắng thế. Vì vậy, các ngân hàng và các tổ chức thẻ như Visa, Master Card nếu tính lãi, tính phí kiểu sát phạt sẽ khó lòng cạnh tranh.
HSBC có tính lãi quá hạn mức 150%?
Theo quy định hiện hành, lãi quá hạn không được tính quá 150% lãi trong hạn. Vậy HSBC có làm trái luật?
Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều khách hàng cho biết, không chỉ HSBC mà rất nhiều ngân hàng khác như Citibank, Standchart, ACB, MBBank… đều có cách tính lãi tương tự. Theo đó, nếu vay vài trăm triệu nhưng nếu chỉ để nợ quá hạn số tiển lẻ vài nghìn, thậm chí chỉ vài đồng, khách hàng cũng sẽ bị ngân hàng tính lãi trên tổng số tiền chi tiêu.
Dù tính lãi cắt cổ, song HSBC vẫn thực hiện đúng quy định |
Mặc dù cách tính lãi trên rất phản cảm, song nhiều luật sư cho hay, HSBC không phạm luật. Do cách tính lãi được ngân hàng áp dụng trên tổng số tiền chi tiêu trong tháng (hơn 100 triệu đồng) chứ không phải số tiền còn nợ (hơn 400 nghìn đồng) nên lãi suất mà HSBC áp dụng cho khoản vay của anh Dũng Khánh chưa đến 650%/tháng như khách hàng phản ánh mà vẫn đang trong mức quy định.
Trên thực tế, cách tính lãi trên này đã được ngân hàng đưa ra trong hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng, song hầu hết khách hàng không đọc kỹ. Trong khi đó, nhân viên tư vấn phát triển thẻ của nhiều ngân hàng cũng lờ đi, không cảnh báo với khách hàng.
Trường hợp mà khách hàng Dũng Khánh là lời cảnh báo cho khách hàng, khi sử dụng thẻ tín dụng phải đọc kỹ điều khoản hợp đồng, tránh bị thiệt hại. Cách tốt nhất với khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng là phải thanh toán trong kỳ và nên thanh toán chuyển khoản để chuyển chính xác đến từng số lẻ (nộp tiền qua ATM khách hàng sẽ không thể thanh toán số lẻ).
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt