-
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với gần 60 đối tác; trong đó đã thực thi 12 FTA.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và sắp có hiệu lực như WTO, CPTPP, EVFTA, RCEP,.. sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp, đồng thời đứng trước thách thức cạnh tranh lớn hơn.
Toàn cảnh tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” |
Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu buộc Việt Nam phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia nói riêng cũng như thương hiệu ngành hàng/ sản phẩm nói chung để đẩy mạnh hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp và khai thác rất mạnh mẽ các giá trị này như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Trước bối cảnh đó, nhằm định vị lại mình để hiểu mình, vào sáng nay 29/12/2020 tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương kết hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm “Định vị & nâng tầm thương hiệu việt trong xu thế hội nhập”.
Tọa đàm được tổ chức với mục đích cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển thương hiệu hướng tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Và cùng với việc đổi mới chính sách của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho chương trình, qua đó hình ảnh và thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, đạt vị thế cao trên thị trường quốc tế.
Tọa đàm gồm các phiên đối thoại mở và đa chiều giữa các đại diện của Cơ quan quản lý, Chuyên gia thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, để tận dụng tốt những cơ hội đang mở ra trong thời kỳ mới, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, chúng ta cần nhìn nhận rõ những hạn chế về phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm.
“Chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm, có khát vọng, đam mê, sáng tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ thương hiệu quốc gia Việt Nam. Nếu vận dụng hiệu quả, thương hiệu quốc gia sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa”, ông Vũ Bá Phú nói.
Ông Nguyễn Xuân Phú – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SUNHOUSE phát biểu tại tọa đàm |
Đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phú - với vai trò Phó Chủ tịch, ông nêu quan điểm: “Bản chất các doanh nghiệp đều vận hành theo một chuỗi giá trị, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình nghiên cứu phát triển, gia công sản xuất, quảng cáo marketing, phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng...\
Thông thường việc phát triển thương hiệu chiếm khoảng 30% trong tổng chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Vậy quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu lớn sẽ là một quốc gia thịnh vượng. Từ đó, chúng ta cần hiểu chính xác về thương hiệu quốc gia Việt Nam để ủng hộ đúng đắn nhằm kích thích tăng trưởng của đất nước”. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi và thảo luận thẳng thắn, đưa ra nhiều kiến nghị, tham mưu khả thi cho Chính phủ và cơ quan liên quan trong việc xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập. Chương trình cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vươn tới những giá trị thương hiệu mới, từ đó chủ động nâng tầm Thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.
-
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình -
Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp -
Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng -
Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá -
Vietnam Airlines ước đạt lợi nhuận 7.267,4 tỷ đồng cả năm 2024
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết