
-
“Cò mồi” dụ bệnh nhân từ cổng bệnh viện về phòng khám “chui”
-
Bản án thích đáng cho 41 bị cáo trong vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn
-
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan lĩnh 14 năm tù
-
TP.HCM: Hơn 43.000 trái chủ vụ Vạn Thịnh Phát nhận thông báo thi hành án qua VNeID
-
Diễn biến mới vụ cựu Phó giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng -
Loạt cựu lãnh đạo sa chân tại sòng bạc triệu đô King Club
![]() |
Vảy cá được đóng gói tại một cơ sở làm khô cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Cửu Long. |
Gần 200 hộ dân làm khô ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đang rất mừng vì từ Tết đến nay đã có thêm thu nhập đáng kể từ việc bán vảy cá lóc, cá sặc cho thương lái và giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.
"Mỗi ngày cơ sở của tôi tiêu thụ khoảng 800 - 900 kg cá lóc nguyên liệu để làm khô, thải ra khoảng 70 – 80 kg vảy cá", ông Nguyễn Văn Năm nói và cho biết nhiều năm qua, số phế phẩm này phải đổ xuống kênh chứa ở bãi đất trống sau nhà rất hôi thối. Nhưng từ Tết đến nay có thương lái từ xa đến thu mua, nên người dân rất mừng.
Người dân làng khô cho biết, ban đầu thương lái đi xe tải biển số Tiền Giang, Sài Gòn đến từng nhà thu mua vảy cá với giá 6.000 - 7.000 mỗi kg. Sau đó họ đặt vấn đề với vài hộ trong làng khô làm đầu nậu đi gom, giá giảm còn 4.000 – 5.000 đồng mỗi kg nhưng số lượng không giới hạn.
Vừa cân gần 120 kg vảy cá cho đầu nậu, ông Nguyễn Thành Thức, chủ cơ sở khô với 10 công nhân, nói: "Bình quân 10 kg cá nguyên liệu cho ra một kg vảy. Cả chục năm nay, thứ này đổ bỏ, nay thì bán được 400.000 – 500.000 đồng mỗi ngày nên đỡ lắm".
![]() |
Một người thu gom vảy cá với giá 4.000 - 5.000 đồng mỗi kg. Ảnh: Cửu Long. |
Tuy nhiên, người dân phản ánh thương lái chỉ nói có bao nhiêu vảy cá thì mua hết chứ hỏi mua làm gì thì họ không trả lời. Những người đi thu gom vảy cá cung cấp cho các thương lái cũng không tiết lộ. "Tôi được dặn đi mua gom về trữ tại kho ở nhà, 2 – 3 ngày họ đánh xe tải đến chở một lần rồi trả tiền. Họ chỉ thỏa thuận vậy thôi chứ không nói gì thêm việc sử dụng vảy cá để làm gì", chị Liên - một đầu nậu nói.
Tình hình này cũng đang diễn ra tại các làng khô ở Huyện Hồng Ngự, Thanh Bình (Đồng Tháp) và Phú Tân, An Phú (An Giang).
Ông Lưu Văn Tiến, Phó phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông cho biết đã nắm được tình hình nhưng thấy không vi phạm pháp luật và giúp người dân có thêm thu nhập, giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường nên không can thiệp. Việc nuôi các loại cá làm khô tại địa phương cũng không biến động.
![]() |
Làng khô Phú Thọ tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Ảnh: Cửu Long. |
"Tuy nhiên, về mục đích sử dụng vảy cá thì đã tìm hiểu và nhờ công an địa phương lưu ý nhưng vẫn không có thông tin rõ ràng", ông Tiến nói và cho biết ngay cả những người thu gom cũng không biết, còn thương lái từ nơi xa tới thì khá dè dặt và qua nhiều trung gian.

-
Diễn biến mới vụ cựu Phó giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng -
Loạt cựu lãnh đạo sa chân tại sòng bạc triệu đô King Club -
Khởi tố Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang -
Quảng Ninh phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm nước ngoài -
Truy tố 3 bị can sử dụng chất cấm 6-BAP để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ -
Đà Nẵng tạm dừng hoạt động nhảy dù không động cơ trên núi Sơn Trà -
TP.HCM: Công an sẽ điều tra xử lý việc chiếm đoạt, hủy hồ sơ khi sáp nhập
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông